• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hoá chất bảo quản thực phẩm: Nguồn gốc của những căn bệnh nan y

Nguồn tin: Lao Động, 27/11/2008
Ngày cập nhật: 27/11/2008

Hoá chất bảo quản thực phẩm gây độc hại cho sức khoẻ là điều ai cũng thấy. Trong lúc nhà quản lý - Cục Bảo vệ thực vật - đang lúng túng chưa biết mức độ độc hại của các loại hoá chất đang bày bán công khai trên thị trường, thì các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo mức độ tác hại của các hoá chất đó.

Không ai lý giải được vì sao căn bệnh ung thư bây giờ lại tăng cao như vậy. Có cả làng ung thư? Gia đình ung thư?

Thứ gì cũng tẩm hoá chất

Báo Lao Động tiếp tục nhận được phản hồi của người dân. Người dân cho biết về công nghệ làm tăm trắng ở Quảng Phú Cầu, Ứng Hoà (Hà Nội). Chúng tôi về xem công nghệ làm sạch tăm bằng xút và hoá chất H2O2, không khỏi kinh sợ khi nhìn đôi bàn tay của những người thợ có móng tay gần như bị bong ra, trắng nhợt. Một người thợ kể: “Ngày đầu tiếp xúc với hoá chất này, da tay bị bỏng rộp, choáng váng, nhức đầu. Ở Lạng Sơn lại thông tin về công nghệ làm sạch lông vịt bằng nhựa thông và tẩy trắng bằng hoá chất. Mực và cá biển được tẩm ướp urê cho tươi và đẹp màu. Thông tin ở Hà Giang cho hay, bà con mua hoá chất để ướp cho khỏi bị mọt...”.

Người ta vẫn sử dụng các hoá chất để giữ tươi hoa quả vì có tác dụng chống nấm mốc. Hoá chất thường có gốc clo, peroxit, không có mùi, vị, màu nên người tiêu dùng rất khó phát hiện, nhưng tồn dư của các hoá chất trên vỏ hoa quả không chỉ gây độc hại cho người buôn bán và người thực hiện công việc tẩm ướp, mà nguy hại hơn cả là nó ngấm nhanh qua vỏ trái cây, củ, quả gây nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.

GS Chu Phạm Ngọc Sơn đã ví von tại cuộc hội thảo về hoá chất ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm: Người ta vẫn khuyên ăn trái cây nhiều sẽ hạn chế được ung thư, bây giờ ăn trái cây nhiều, nguy cơ bị ưng thư càng cao. Gần đây, người ta dùng chất carbendazim để phun, tẩm hoa quả. Chất này có tác dụng trị nấm, được xếp vào loại hoá chất gây rối loạn hệ thống nội tiết tố. Khi thử trên chuột thì thấy carbendazim có khả năng tích luỹ dần trong cơ thể, tới một lúc nào đó sẽ gây đột biến, kích thích tế bào khối u phát triển, ảnh hưởng bào thai, gây dị dạng cho thế hệ sau.

Không ít cuộc hội thảo đã bàn luận về hoá chất ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Về góc độ khoa học đều chỉ rõ tác hại của các độc tố này tác động đến sức khoẻ con người; nhưng góc độ quản lý các chất độc hại thì lại thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý thị trường.

Tác nhân gây ung thư

GS-BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư học TPHCM - cho biết, các nghiên cứu khoa học cho thấy, chỉ có từ 5-10% bệnh ung thư là chịu ảnh hưởng từ di truyền, còn hầu hết tác nhân gây nên căn bệnh “quái ác” này vẫn có nguồn gốc từ việc ăn uống, hít thở...

Nguy cơ cao nhất là từ thực phẩm nhuộm màu, thực phẩm thuộc loại thức ăn nhanh hoặc loại thực phẩm được muối, hun khói... bảo quản lâu ngày. Theo thống kê, bệnh ung thư dạ dày và những cơ quan thuộc đường tiêu hoá đang được xếp vào một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất ở nước ta. BS Đặng Huy Quốc Thịnh - Phó GĐ BV Ung bướu TPHCM, người có nhiều nghiên cứu chuyên ngành trong lĩnh vực ung thư đường tiêu hoá - đã cho rằng: Hàng ngày, chúng ta đang vô tình phải tiếp xúc với rất nhiều tác nhân có thể gây đột biến gene như virus, tia bức xạ và cả những chất độc trong thực phẩm (khi thực phẩm có chứa những hoá chất độc hại)... Những tác nhân này đều có thể gây đột biến gene nếu bị lặp đi lặp lại nhiều lần trên tế bào, đến một thời điểm nhất định sẽ gây tổn thương không hồi phục trên các tế bào đó và tạo nên đột biến vĩnh viễn, từ đó gây ra bệnh ung thư.

Có thể minh chứng cụ thể không chỉ ở tỉ lệ người mắc bệnh ung thư hiện nay ngày càng nhiều và độ tuổi mắc căn bệnh này cũng ngày càng đa dạng hơn - BS Thịnh nói. Ngoài ra, những nghiên cứu của giới khoa học cũng đã cho biết, các kim loại nặng gây ung thư như sắt, chì, thuỷ ngân, arsen... có trong không khí ô nhiễm hoặc nguồn nước ô nhiễm sẽ thông qua môi trường nước, được các loại cây, thực vật hút vào và tích luỹ trong lá rau, củ, quả... Nếu người (hoặc động vật) ăn phải những thực phẩm nhiễm bẩn này trong một thời gian dài sẽ gây nên ung thư. Độc chất formol là một hợp chất hữu cơ (tên khoa học là formaldehyde) có đặc tính rất dễ bay hơi, dễ tan trong nước... thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm... có đặc tính có thể kết hợp với protein tạo thành các chất bền, không thối rữa và khó tiêu hoá... Chính đặc tính này đã bị nhiều người lạm dụng trong “công nghệ” bảo quản thực phẩm, khiến cho thực phẩm có độ tươi lâu hơn. Trong khi đó, một đặc tính rất nguy hiểm của formol đó là có khả năng tạo nên sự biến dị các nhiễm sắc thể và thể hiện trên cơ thể người là những bệnh ung thư như ung thư đường hô hấp, đường tiêu hoá hoặc ung thư xoang mũi...

Những độc chất như đã nêu trên chỉ là những chất đã được tìm hiểu, chứng minh để đưa ra kết luận cụ thể. Ngoài ra, trong cuộc sống hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học, mỗi ngày danh sách các chất độc có hại cho sức khoẻ con người (trong đó có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư) vẫn đang được nghiên cứu và cập nhật. Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế ảnh hưởng sức khoẻ là hãy ngừng lạm dụng hoá chất trong bảo quản thực phẩm - BS Quốc Thịnh nhấn mạnh.

TS Trần Văn Thuấn - PGĐ BV Ung bướu T.Ư (K): Sau mỗi năm, bệnh nhân ung thư tăng 20 - 40%

Trong số các nguyên nhân gây bệnh ung thư, 30 - 35% là do thực phẩm. Các chất độc khi vào cơ thể qua ăn uống, không được thải ra ngoài theo con đường tiêu hoá mà tích tụ trong gan, các mô, tuỷ, xương và chuyển đi các cơ quan trong cơ thể. Các chất độc này sẽ làm đột biến gene, làm tế bào phát triển không bình thường, đó chính là căn nguyên của ung thư. Những năm gần đây, cứ năm sau, bệnh nhân ung thư tăng 20 - 40% so với năm trước. Trước kia, ung thư ở trẻ em rất hiếm, nhưng nay thì tỉ lệ này khoảng 1,6%. Như vậy, trong số khoảng 150.000 - 200.000 bệnh nhân ung thư mới phát hiện mỗi năm, có khoảng 2.000 - 3.000 bệnh nhi ung thư.

Lê Huân - Thể Uyên

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang