• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm gì để phòng ngừa bệnh tiêu chảy do tả?

Nguồn tin: Báo BRVT, 13/11/2007
Ngày cập nhật: 19/11/2007

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm đang xảy ra ở 13 tỉnh, thành khu vực miền Bắc và miền Trung, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đã gọi điện thoại tới Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe hỏi về tính chất, mức độ, cách đề phòng... dịch bệnh nguy hiểm này. Sau đây, chúng tôi xin trích dẫn một số câu hỏi mà người dân đề cập đến nhiều nhất.

* Hỏi: Bệnh tả là gì?

- Trả lời: Tả là một bệnh truyền nhiễm có các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn ói, mất và rối loạn điện giải cấp tính, có thể gây thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh tả lây qua đường tiêu hoá chủ yếu qua ăn, uống. Vi khuẩn tả xâm nhập vào đường tiêu hoá của người lành từ nước uống và thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc thuỷ hải sản.

* Dịch tả có nguy hiểm không?

- Có, nếu không được xử lý kịp thời. Tiêu chảy và nôn mửa ồ ạt sẽ làm cho cơ thể kiệt nước nhanh chóng và tử vong nhanh.

* Dịch tả có đáng sợ không?

- Không, nếu được điều trị sớm và đúng cách, tỷ lệ khỏi bệnh không có biến chứng rất cao. Ngoài ra, dịch cũng có thể khống chế và phòng ngừa, nếu thực hiện công tác phòng chống dịch tốt, chủ động và tích cực.

* Có thể đi du lịch đến vùng đang có dịch tả được không?

- Hoàn toàn được. Tổ chức Y tế Thế giới không có quy định nào cấm người du lịch hoặc người sống ở ngoài vùng dịch đến vùng đang có dịch tả cả. Du khách chỉ cần lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, như ăn chín uống sôi; không ăn uống thức ăn không rõ nguồn gốc; rửa tay bằng xà bông kỹ lưỡng sau khi đi vệ sinh, trước và sau bữa ăn. Tốt nhất là nên hạn chế ra vào vùng đang có dịch.

* Khi nào thì uống kháng sinh dự phòng tả ?

- Những người trong gia đình bệnh nhân, nhân viên y tế trực tiếp phục vụ và những người có tiếp xúc trực tiếp khác, những người cùng ăn với bệnh nhân loại thực phẩm nghi ngờ có liên quan nên được điều trị dự phòng bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.

* Hiện nay có vaccine nào để ngăn ngừa bệnh tả không?

- Có, hiện nay có hai loại. Và cần phải dùng 14 ngày trước khi đến vùng có dịch.

* Cần phải làm gì khi đi đến vùng có dịch?

- Nên chuẩn bị sẵn trong túi một số gói hoặc viên oresol là một loại dung dịch bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy cấp. Phải pha loại này đúng theo chỉ dẫn (1 gói pha với 1 lít nước đun sôi để nguội) và uống thật nhiều khi có tiêu chảy, trước khi đến cơ sở y tế.

Trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng:

1 lít nước đun sôi pha vào đó khoảng 1/2 muỗng cà phê (3.5g) muối với 2 muỗng canh đường (40g) để thay thế. Rồi cần phải bù thêm lượng Kali bị mất như cho bệnh nhân ăn chuối (không sợ tiêu chảy nếu vệ sinh tay sạch sẽ khi cho bệnh nhân ăn).

Nước dừa tươi cũng là một loại bù dịch khi tiêu chảy cấp khá hữu hiệu.

Ăn cháo muối cũng rất tốt (thành phần gạo có vai trò kháng vi khuẩn tả).

Không được kiêng khem ăn uống mà phải ăn (thức ăn nấu chín) để bù năng lượng.

Đến cơ sở y tế ngay để được hướng dẫn điều trị.

* Để phòng ngừa có hiệu quả bệnh tả, người dân nên làm gì?

- Bộ Y tế đã đưa ra 4 khuyến cáo cho cộng đồng phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm là:

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi; tránh tập trung ăn uống đông người; hạn chế người ra vào vùng đang có dịch.

An toàn vệ sinh thực phẩm: mọi nhà, mọi người đều thực hiện ăn chín uống sôi; không ăn rau sống, uống nước lã; không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch.

Khi có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cũng đưa ra 6 thông điệp an toàn thực phẩm phòng chống bệnh tiêu chảy cấp, như sau: Thực hiện “ăn chín, uống sôi”. Tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống; Rửa tay sạch bằng xà phòng ( xà bông) trước khi ăn uống và sau khi đi cầu; Dụng cụ, bát đũa trước khi ăn cần rửa sạch và nhúng nước sôi; Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, mưa gió, bụi bặm.

- Xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để bón và tưới rau; Thực hiện 6 không: Không ăn rau sống - Không ăn tiết canh - Không ăn mắm tôm, mắm tép sống, không ăn gỏi cá, hải sản sống , không ăn nem chạo, nem chua - không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh.

Bs.Nguyễn Phạm Hà (Giám đốc Trung tâm truyền thông GDSK)

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang