• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thật, giả rau an toàn sau lũ

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 22/11/2008
Ngày cập nhật: 24/11/2008

Rau an toàn luôn đắt gấp 2-2,5 lần giá rau thường. Do giá rau tăng vọt vì khan hiếm, người tiêu dùng đang phải móc hầu bao để mua những mớ rau “an toàn” với giá cao ngất ngưỡng. Cụ thể, 1kg rau cải xanh “an toàn” hiện có giá từ 25-30 ngàn đồng, cà chua giá từ 20-25 ngàn đồng/kg, đậu côve cũng từ 20-25 ngàn đồng/kg...

Trong khi cả đồng bằng sông Hồng đều xót xa vì rau chết úng, rau tại các vựa chuyên sản xuất rau an toàn quanh Hà Nội chết hàng loạt, rau xanh tại chợ không đủ bán, rau Trung Quốc nhập khẩu chưa kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… thì một điều lạ là tại các cửa hiệu rau an toàn, đặc biệt là trong các siêu thị ở Hà Nội vẫn đang vô tư gắn nhãn “rau an toàn” để thu lợi.

Rau an toàn không còn nhiều

Luống rau an toàn cuối cùng còn sót lại ở xã Tráng Việt (Mê Linh) Hà Nội nhưng chủ giữ lại ăn không bán

Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội khẳng định, sau đợt lũ lụt vừa qua, hầu như rau an toàn tại các vựa của Hà Nội đều chết úng vì nằm ở vùng thấp, trũng, nước ngập sâu trong hơn 10 ngày. Đó là các vựa rau Vân Nội (Đông Anh), Giang Biên (Long Biên), Đông Dư, Đặng Xá (Gia Lâm), Lại Yên, An Thượng (Hoài Đức)...

Theo thống kê, hiện chỉ còn khoảng 10% diện tích trồng rau, củ quả trên địa bàn Hà Nội còn sống sót, song chất lượng cũng kém đi nhiều và phần lớn được các chủ vựa giữ lại để dùng, không cung cấp cho thị trường.

Ông Nguyễn Thế Hiệp, chủ nhiệm HTX dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Đặng Xá (Gia Lâm), nơi triển khai trồng rau an toàn theo hợp đồng đã 4-5 năm nay, khẳng định: “Trận mưa lũ đã làm mất trắng gần như 100% rau màu của xã, hiện chỉ còn lại vài héc ta nhưng chất lượng cũng kém, số lượng rất ít. Do vậy, hiện tại Đặng Xá không có rau an toàn đưa về nội thành Hà Nội”.

Ông Nguyễn Văn Hùng, chủ nhiệm HTX dịch vụ rau xanh Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) cũng khẳng định như vậy. Ông cho biết, Tráng Việt và Tiền Phong là 2 xã trồng rau lớn nhất ở địa bàn huyện Mê Linh. Trong đó, Tráng Việt là vùng chuyên trồng cà chua sạch. Thế nhưng, chỉ sau 2 đêm mưa lớn, cả trăm héc ta cà chua nát như bùn. UBND huyện Mê Linh cho biết, cả vùng Mê Linh có khoảng 1.800ha trồng rau màu, trong đó xã Tráng Việt có 330ha, xã Tiền Phong có 800ha. Thế nhưng hiện cả xã Tiền Phong chỉ còn chưa đến 5ha rau sống sót, người dân trong xã cũng không có rau ăn mà phải đi mua rau Trung Quốc.

Nhưng rau “an toàn” vẫn tràn ngập chợ!?

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, có tới 80-90% là rau Trung Quốc. Thế nhưng, hiện ở hầu hết các điểm kinh doanh rau trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt trong siêu thị, vẫn tràn ngập “rau an toàn” được bán với giá “cắt cổ”.

Thậm chí, các sạp rau an toàn ở các chợ Hôm, Mơ, Thành Công, Nghĩa Tân, Thanh Xuân, Hàng Bè... còn bày đủ chủng loại rau an toàn và đều gắn nhãn của những địa chỉ sản xuất rau an toàn rất nổi tiếng của Hà Nội như Vân Trì, Vân Nội, Đạo Đức, Đông Dư... Có điểm kinh doanh còn trưng ra 2-3 biển chứng nhận rau an toàn (!).

Lạ hơn, ngay cả các chợ đầu mối, các điểm kinh doanh rau thường còn không có đủ chủng loại rau “nội” để bán, phải nhường chỗ cho rau Trung Quốc tràn sang thì tại các sạp bán rau “an toàn” lại không thiếu loại rau nào.

Để rõ thực hư về rau “an toàn”, mới đây Chi cục BVTV Hà Nội đã tổ chức một đoàn kiểm tra tình hình sản xuất tại các vựa rau an toàn trên địa bàn. Trở về, bà Nguyễn Thị Hoa - Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội - nhận định, hiện rau Hà Nội không còn nhiều, phần lớn rau trên thị trường hiện nay là rau Trung Quốc, còn lại khoảng 10%-20% là rau từ các tỉnh xa chở về. Do đó, bà Hoa cho rằng, các điểm kinh doanh rau an toàn cần phải minh bạch với người tiêu dùng trong việc công khai chính xác nguồn gốc rau, không lập lờ giữa rau an toàn và rau thường, đánh lừa người tiêu dùng.

Để làm rõ trắng đen, sắp tới đây, Chi cục BVTV Hà Nội sẽ kiểm tra đột xuất các điểm kinh doanh rau “an toàn” ở Hà Nội để xem có đúng là rau an toàn hay không?.

VĂN PHÚC HẬU

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang