• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngày 21-11 sẽ có kết quả kiểm tra chất lượng rau Trung Quốc bán tại Hà Nội

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 19/11/2008
Ngày cập nhật: 20/11/2008

Trước tình hình rau xanh Trung Quốc nhập ồ ạt vào Việt Nam và bày bán nhan nhản ở các chợ của Hà Nội, điều làm người dân hoang mang, lo ngại là chất lượng rau Trung Quốc như thế nào? Rạng sáng nay, 19-11, các cơ quan chức năng đã kiểm tra và tổ chức đi lấy mẫu rau tại 3 chợ đầu mối lớn về rau xanh của Hà Nội gồm: chợ Long Biên, chợ Dịch Vọng và chợ Đền Lừ.

Tràn ngập rau “made in Trung Quốc”

Lấy mẫu cà rốt Trung Quốc tại chợ long Biên - Hà Nội. (Ảnh chụp lúc 3 giờ sáng nay).

Mới 2g sáng, trời rét đanh đanh, chợ rau Dịch Vọng đã đông như hội. Chúng tôi cứ nghĩ sau trận “đại hồng thủy”, rau xanh ở Hà Nội và 10 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng chết hàng loạt thì chợ rau đêm sẽ chỉ còn lèo tèo vài chục sạp. Thế nhưng, chợ vẫn sầm uất, nhộn nhịp, ồn ào như bao đêm trước đó và lượng rau được bán chủ yếu là nhập từ Trung Quốc.

Theo ước tính, lượng rau Trung Quốc bày bán tại chợ Dịch Vọng chiếm tới 80% và đây là một “hiện tượng lạ”. Bởi chưa bao giờ rau Trung Quốc lại tràn ngập chợ ngay giữa thủ đô như hiện nay.

Tuy nhiên, tỷ lệ rau xanh Trung Quốc nhiều nhất phải là chợ đầu mối Long Biên. Lúc 3-4g sáng là cao điểm rau Trung Quốc tràn về. Hàng rau, quả xếp dài dằng dặc, xanh mơn mởn. Thế nhưng hỏi ai cũng nói đó toàn là hàng Trung Quốc.

Hỏi ở đây có rau Đà Lạt không? Một thanh niên đang đẩy cả xe cải bắp lù lù ra khỏi chợ để giao cho mối bán lẻ, thú thực: “Ở đây chưa bao giờ có rau Đà Lạt. Đơn giản vì nếu đưa rau từ Đà Lạt ra thì phải chi phí đội lên hàng chục lần và trải qua hàng ngàn cây số, rau nát hết. Trong khi đó từ Lạng Sơn về Hà Nội chỉ có 160km. Giá rau Trung Quốc lại rẻ như bèo”.

Chúng tôi hỏi mua một ít bắp cải nội. Một chủ sạp cải bắp ngồi giữa chợ thẳng thắn nói: “Bây giờ đi khắp chợ, tìm được một hàng bán rau Việt Nam hơi bị hiếm. Bởi vì làm gì còn rau xanh nữa sau trận lũ lụt vừa qua”. Chị chủ sạp bán khoai tây, cà rốt ngồi bên cạnh cũng khẳng định: “Có tới 90% là rau Trung Quốc. Từ khi rau xanh khan hiếm, sốt giá do lũ lụt thì các ông “lái” đổ xô đi Lạng Sơn buôn rau xanh cả”.

Chúng tôi cũng đã trao đổi với đại diện Ban quản lý chợ Long Biên. Họ khẳng định, trước đây cũng đã nhập rau Trung Quốc từ Lạng Sơn về Hà Nội, song mỗi ngày chỉ có khoảng 20 đầu mối. Nhưng kể từ khi rau xanh “sốt” giá thì hầu như các chủ lái buôn rau xanh nội địa đều đổ xô lên Lạng Sơn nhập rau Trung Quốc. Mỗi đêm, có hàng trăm xe chở rau Trung Quốc đổ về Long Biên.

Các đầu mối ở Lạng Sơn hiện cũng tranh thủ đưa rau về Hà Nội nhằm ăn chênh lệch về giá. Ngoài ra, ở chợ Long Biên hiện còn có một lưu lượng xe chở khoai tây, bắp cải từ phía cửa khẩu Lào Cai.

Khó khăn lắm mới “bói” ra một sạp bán cải bắp nội. Anh thanh niên đang ngồi bóc, tỉa 2 đống bắp cải khác nhau, một bên là bắp cải “ta” và bên còn lại, đống cao hơn là bắp cải “Tàu”. Hỏi một cân bắp cải “ta” giá bao nhiêu, anh nói: 7.000-8.000đ.

Trong khi, 1kg bắp cải Trung Quốc cũng chỉ có giá 7.000đ. Hỏi vì sao, anh cười lạnh nhạt: “Thì vì chất lượng khác nhau. Người dân tinh lắm. Họ bảo rau Trung Quốc có thể có nhiều hóa chất bảo quản nên rau của ta vẫn có giá hơn. Nhưng mà rau của ta lại không có nhiều để bán”.

Trong các chợ mà đoàn của Cục Bảo vệ thực vật đi kiểm tra, chỉ có chợ rau xanh Đền Lừ nằm ở phía Nam Hà Nội là có nhiều rau xanh “nội” hơn cả. Song, theo tìm hiểu, lượng rau Trung Quốc vẫn chiếm tới 30%. Số còn lại thì vừa có tổng trữ lượng ít, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho riêng quận Hoàng Mai (Hà Nội), giá cả lại đắt hơn trước đó khoảng 15%-20% (chỉ tính giá rau ở chợ đầu mối). Bà con cho biết, từ sau đợt lũ lụt, lượng chủ hộ đưa rau về chợ giảm hẳn.

Phần lớn đều là các thương lái từ tận Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định đưa lên. Theo ông Hồ Quốc Khánh - Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công thương Hà Nội, sở dĩ giá rau tăng vọt là do một mặt rau xanh đang khan hiếm nghiêm trọng, mặt khác phần lớn lượng rau hiện nay đang phải lấy về từ các tỉnh xa như Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng… ít bị thiệt hại trong trận mưa lũ vừa qua nên phải tính thêm cả giá cước vận chuyển.

Người tiêu dùng nên chọn rau chính vụ

Tuy nhiên, tình trạng rau Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa đã làm người dân hiện đang lo lắng là không kiểm soát được nguồn gốc rau và đặc biệt là trong rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?

Lấy mẫu rau Trung Quốc tại chợ Long Biên (ảnh chụp lúc 3g sáng nay)

Bởi vậy, theo ông ông Đỗ Hồng Khanh - Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật, đồng thời là trưởng đoàn kiểm tra lấy mẫu, phân tích dư lượng - Cục Bảo vệ thực vật đã quyết định thực hiện một chiến dịch kiểm tra toàn bộ rau xanh Trung Quốc bày bán tại tất cả các chợ đầu mối trong thời gian từ nay đến 30-11, để kiểm soát và phát hiện có chất gây hại trong rau Trung Quốc hay không?

Được biết sáng qua, 18-11, Cục Bảo vệ thực vật cũng đã cử một đoàn đi kiểm tra và lấy mẫu tại các chợ cửa khẩu ở Lạng Sơn. Tại Hà Nội, đoàn đã lấy 12 mẫu thuộc 8 loại rau khác nhau, trong đó có tới 7 loại được khẳng định đều là rau của Trung Quốc, gồm: Cải bắp trắng, bí xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt… và chỉ có dưa chuột là của Việt Nam. Chậm nhất đến ngày 21-11 sẽ có kết quả chính thức.

Theo ông Khanh, hiện nay việc phát hiện rau Trung Quốc và rau “nội” không quá khó nếu có kinh nghiệm. Trong đó, cải bắp Trung Quốc thì thường nhỏ, tròn như quả bưởi và rắn chắc so với cải bắp của ta to hơn, “xốp” (lá cuốn lỏng) hơn.

Cà chua Trung Quốc màu đỏ hơn, da trơn hơn. Ngoài ra, khi vận chuyển rau Trung Quốc từ cửa khẩu về các chợ thường phải đóng thùng, cuốn xốp bảo quản và thậm chí có cả chữ của Trung Quốc nên người mua rau cũng nên để ý các đặc điểm trên các thùng, bao bì.

Tuy nhiên, ông Khanh khuyến cáo bà con nên chọn mua những loại rau chính mùa, hạn chế mua những loại rau trái mùa vì thường phải sử dụng nhiều thuốc kích thích và thuốc bảo vệ thực vật, dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.

VĂN PHÚC HẬU

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang