• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Rau Trung Quốc đang 'lấn sân" rau nội

Nguồn tin: Tiền Phong, 19/11/2008
Ngày cập nhật: 20/11/2008

Sau trận lụt lịch sử, vùng trồng rau ở Hà Nội hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu. Song điều đáng nói là rau Trung Quốc không kiểm dịch đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, trong khi rau từ các tỉnh thành khác trên cả nước vẫn chưa kịp "chảy" về Hà Nội.

Hà Nội : Một tháng nữa mới có rau để thu hoạch

Hạt được ngâm nảy mầm từ khi nước chưa rút, rồi được gieo trên đồng ngay khi trời còn mưa nhẹ. Hai tuần sau trận lũ lịch sử, những thửa ruộng tại Mê Linh, Hà Nội đã lấm tấm màu xanh.

Bà con nông dân ở đây đang khẩn trương khôi phục sản xuất sau lụt, hi vọng một tháng nữa sẽ có rau bán cho Hà Nội, góp phần cùng các địa phương khác hạ nhiệt cơn sốt rau.

Sáng ngày 18/11, chúng tôi có mặt tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, một vựa rau lớn của Hà Nội. Trên các thửa ruộng, bà con nông dân đang vào vụ gieo trồng mới. Có thửa rau đã lên bằng ngón tay út, lấm chấm xanh. Có ruộng vừa kịp khô để giong trâu vào làm đất.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm HTX Đông Cao vui vẻ: “Nước rút tới đâu, bà con làm đất, gieo hạt tới đó. Ở đây bà con đã có kinh nghiệm lâu đời, nên ngay khi nước chưa rút đã ngâm hạt, khi trời còn mưa nhỏ thì mang ra gieo nên nay mới được như thế này. Nếu trời tiếp tục nắng ấm, mưa thuận gió hòa thế này thì chỉ non tháng nữa một số loại rau ngắn ngày như cải sẽ cho thu hoạch.”

Theo bà con xã viên, cải xanh đã lên được 10 – 15 phân. Hiện nay giá rau đang cao nên khoảng 20 ngày tới có thể cắt rau mang bán. Su hào 20 ngày nữa là được, đỗ 30 ngày, bắp cải 45 ngày, v.v…

Mê Linh được đánh giá là huyện có diện tích phục hồi cao nhất Hà Nội, 1.700ha. Địa phương này đã được giao 1.440 kg hạt giống rau các loại để khôi phục sản xuất.

Số hạt giống này nằm trong 10.000 kg hạt giống cải củ, cải ăn lá do Trung tâm khuyến nông Hà Nội chuyển về 21 địa phương trong hai ngày 12 và 13/11 vừa qua. Theo số liệu của Sở NN&PTNT, qua kiểm tra tình hình thực tế địa bàn Hà Nội, Sở đã chỉ đạo khôi phục 11.500ha rau xanh bị chết do ngập lụt.

Cùng với Mê Linh, hai huyện Thường Tín, Thanh Oai có số diện tích phục hồi xấp xỉ 1.000 ha/huyện, mỗi địa phương nhận khoảng 800 kg hạt giống. Hai địa phương này cũng đang tích cực khôi phục sản xuất sau lũ.

Anh Đô, cán bộ chi cục bảo vệ thực vật được điều động nằm vùng tại Mê Linh để giúp bà con khôi phục sản xuất, cho biết Mê Linh có 3.200 – 3.500 ha trồng rau, năng suất 20 tấn rau/ha.

Sau trận mưa lũ tiêu hủy gần như toàn bộ rau vùng này, hiện nay hầu hết diện tích nói trên đang được khôi phục. Dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật của các cán bộ khuyến nông, lứa rau mới đang phát triển rất tốt.

“Hà Nội mở rộng đáp ứng được 70% nhu cầu về rau xanh cho người tiêu dùng, nay chỉ còn khoảng 10%. Chúng tôi hi vọng vụ rau mới sau một tháng nữa sẽ tiếp tục cung cấp cho Hà Nội” – Bà Nguyễn Thị Hoa, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội, cho biết.

Rau lên giá ngay tại ruộng

Khi chúng tôi tới, anh Nguyễn Trọng Hiếu cùng gia đình đang bó cải xanh. Ruộng nhà anh Hiếu là ruộng duy nhất của xã Tráng Việt may mắn ngập nhẹ nên còn rau cải thu hoạch vào thời điểm này.

Một ký rau cải trước đây anh bán 2000đ thì nay lên tới 9000đ ngay tại chợ huyện Vân Trì.

Rau đắt, nên được nâng niu từng lá, buộc cẩn thận bằng sợi nilong, sau đó nẹp vào hai que tre để tránh gãy, giập.

Tuy nhiên, anh Hiếu cho biết dù giá tăng chóng mặt nhưng sản lượng sụt giảm cộng với chi phí chăm sóc cây tăng nên thu nhập không được là bao.

Trước đây 1 vụ cải gia đình anh thu được 1 tấn rau thì sau trận lụt chỉ còn vớt vát được 3 tạ. “Trước đây 25 ngày là cắt rau bán được rồi nhưng nay phải mất 45 ngày” - Anh Hiếu nói.

Trên những thửa ruộng cà chua xơ xác, lốm đốm quả xanh, anh nông dân tên Tính, than thở: “Nhà tôi đầu tư 15 triệu đồng cho vụ cải xanh, nay mất trắng. Ai ngờ thiên tai lại ghê gớm đến thế. Còn ít cà chua này chờ chín hái nốt để bán, nhưng sợ không giữ được cây cho lứa tới vì rễ bị thối.Cà chua của huyện Mê Linh được gieo trồng quanh năm, cung cấp một lượng lớn cho Hà Nội. Nay mất một nguồn cung lớn thế này, ở chợ Hà Nội người ta phải mua 10.000đồng ba quả cà chua là phải!”.

Rau muống không phải là loại rau thương phẩm ở Mê Linh, nhưng bà Lam và con gái đang cắt rau muống mọc ven mương cho biết: “Cắt vội cũng bán được 1.500đồng/mớ ngay tại chợ huyện”.

Hỏi tại sao không mang rau đi bán tại các chợ Hà Nội cho được giá bà Lam cho biết: “Phương tiện đi lại không có, mà chở lên được thì biết ngồi vào đâu? Thuế chợ, tiền thuê chỗ… bao nhiêu thứ. Chúng tôi chỉ bán cho người mua buôn thôi!”.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh cho biết, 330ha gieo trồng của huyện gần như mất trắng sau trận mưa vừa qua. 190ha rau của HTX cũng chung số phận rau toàn huyện.

Các loại rau ngắn ngày như cải, đỗ, hành… hoàn toàn ngập thối trong nước. Cà chua – loại cây trồng phổ biến tại đây ngập gần tới ngọn, bị bó rễ, không phát triển được. Sau khi nước rút, bà con chủ yếu vớt vát nốt số cà chua còn trên cây, nhưng sản lượng không được là bao.

Rau không hiếm nhưng vẫn đắt

Đến hôm qua (18/11), tại các chợ nội thành Hà Nội, giá rau xanh vẫn sốt dù đã bớt khan hiếm. Tại chợ Trung Hòa (Cầu Giấy), hàng rau của chị Nguyễn Thị Ngân mấy ngày nay đã trở lại bình thường dù giá vẫn đang đắt hơn so với trước lụt. “Trước lụt, một cân bắp cải chỉ 12 nghìn, sau lụt tăng vọt lên 25 nghìn, mấy hôm nay thì đã giảm nhiều rồi, ở quầy chị bán 15 nghìn/kg”, chị Ngân cho biết.

Tại cửa hàng rau của chị Hoa Quỳnh (chợ Ngã tư sở) cho biết mấy ngày sau lụt do giá rau tăng đột biến nên người mua ăn ít hơn. Bây giờ tuy vẫn đắt (su su, cà chua 15 nghìn đồng/kg...) nhưng người mua đã đông trở lại.

Hầu hết các chợ ở Hà Nội mà chúng tôi khảo sát như chợ Kim Liên, chợ Ngã tư sở, chợ Trung Hòa… hiện tại đã cân bằng được nguồn cung do rau từ các tỉnh lân cận không bị ảnh hưởng lụt như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… và cả Trung Quốc đổ về.

Trao đổi với PV Tiền phong, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan tìm nguồn rau ở các địa phương lân cận, nhanh chóng đưa hàng về phục vụ nhân dân. Mặt khác khai thác tối đa các loại củ, quả thay thế, đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.

Sở Công Thương Hà Nội cũng đề nghị Tổng Cty Thương mại Hà Nội và các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp thương mại lớn, các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn mở cửa bán hàng ngoài giờ, tránh xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Theo Sở Công thương bình quân mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ khoảng 1.400 tấn rau xanh các loại.

Mỹ Hằng - Phan Kiền - Nguyễn Tú

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang