• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đi “chợ” thịt thú rừng Đăkrông (Quảng Trị)

Nguồn tin: Nông nghiệp Việt Nam, 13/11/2008
Ngày cập nhật: 14/11/2008

Chúng tôi phóng xe ngược lên quốc lộ 9, đến xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) thấy hai bên đường lúp xúp bày bàn giao thớt. Đây được xem như là khu “chợ” thịt thú rừng.

Thịt thú rừng được bày bán ngang nhiên

"Chợ” thịt thú họp như chợ rau xanh

Thấy chúng tôi chầm chậm quan sát, một phụ nữ vẫy tay gọi: “Có thịt tươi chú ơi”. Ghé lại, nhìn mấy tảng thịt đỏ sẫm màu, tôi chê: “Thịt còn lại hôm qua chứ gì, nghe mùi ôi rồi”. Chị phụ nữ vẫn không giận: “Bậy nào, thịt con heo rừng vừa săn được, anh nhà chị mới mổ sáng nay đó chú, mua đi”. Tôi suýt bật cười vì câu nói “của nhà làm ra” khá ngộ ngĩnh của chị (sau tôi mới biết chị tênThanh). Chị Thanh không mấy nghi ngờ lai lịch của tôi nên vui chuyện: “Các chú cần loại thịt thú gì cứ lên đây với chị. Còn nghi ngờ thịt ôi thì đi với chị”.

Chẳng cần gửi hàng cho ai, chị Thanh dẫn chúng tôi ra phía sau nhà. Trong gian nhà bếp, nửa con lợn rừng đã mổ thịt đựng trong hai cái thúng tre to tướng. “Thấy tận mắt chưa, chị nói là thịt mới mà”- chị Thanh nói phía sau lưng. Tôi quay lại hỏi nhỏ: “Tụi em muốn mua vài con chồn loại 5- 6 ký mỗi con. Chị có không em lấy luôn”. Nghe vậy, chị Thanh nói như ca cẩm: “Ui chao, mua nhiều rứa mà không báo trước thì làm sao gom kịp. Thôi chị giới thiệu qua chỗ quen xem thế nào”.

Theo sự chỉ dẫn của chị Thanh, chúng tôi tà tà chạy một đoạn rồi ghé vào một nhà cũng nằm ven đường. Chủ là một người đàn ông dáng đậm chắc cởi trần đang vung dao xả thịt một con cầy hương, thấy có khách ông Bảo (tên người đàn ông) dừng tay toét cười: “Biết ngay là các quan anh dưới phố lêm tìm mua hàng độc. Có tất!”. Vớ lấy chiếc khăn, ông Bảo lau tay qua loa rồi tiếp thị: “Các quan anh lấy mấy ký thịt chồn nhé. Hàng tươi đành đạch đấy, mang về dưới phố mà nhậu thì cứ gọi là thành phố mê núi rừng như điếu đổ...he he”.

Cẩn thận hơn, ông Bảo khoát tay ra hiệu chúng tôi đi theo về phía sau nhà, nơi có những chiếc lồng đang “giam cầm” mấy con chồn, nhím, rùa đá…Ông Bảo chỉ về phía chiếc lồng to nhất, trong đó mấy con chồn hương phát hoảng nhảy tán loạn lên vì thấy người lạ: “Mua đi quan anh, mỗi cân 350.000 đồng. Nếu lấy loại đã ra thịt rồi thì 500.000 đồng, khỏi lăn tăn chi hè...”.

Quán nhậu H.L (thị trấn quy Đạt- Minh Hoá- Quảng Bình) luôn tấp nập khách bởi ở đây luôn phục vụ mồi nhậu là hậu duệ của...Tề Thiên Đại thánh! Đón khách vào, chị chủ quán trạc 35 tuổi đon đả: “Mấy chú xem hàng đã rồi gọi sau, gà rừng mỗi con 150 ngàn, đầu khỉ giá 8 chục, có cả thịt rùa núi đấy”. Tôi chợt phát hiện ở góc nhà bếp, chiếc tủ lạnh loại lớn rù rù chạy chắc chắn bên trong có hàng độc. Ngó trước sau chị chủ quán kéo cánh cửa, bên trong đầy ắp các loại thịt khỉ, chồn, lợn rừng, giấu...

Lấy một miếng thịt bằng hai bàn tay người lớn ra khỏi tủ, chị cho hay đó là thịt con giấu (không biết tên khoa học của nó là gì), loại này hiếm đặt bẫy lâu lâu mới có một con. Con giấu nào lớn cũng chỉ cỡ 2 ký nhưng nhỏ mà đắt hàng. Xem hàng xong vừa ngồi xuống ghế thì có tốp khách bước vô. Một người đàn ông trong nhóm lên tiếng: “Hôm nay lấy về nhà, bà chủ cho hai thủ và 2 mật nhé...”. Chiếc tủ thứ 2 được mở ra, chủ quán lấy luôn 5 cái đầu khỉ được nướng đen thui. Tốp khách chọn 2 cái đầu khỉ, và 2 mật với giá 300 ngàn đồng.

Rừng Đăkrông động to rồi!

Ở xã Hướng Hiệp, đi “chợ” thịt thú rừng đã trở thành thói quen của nhiều người. Đa phần thịt này được săn, bắn trong khu vực rừng đệm tiếp giáp với khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Ngày nào cũng có người mang bẫy vào rừng và khi họ trở ra đều vác trên vai một vài con thú. Ở đây tồn tại mối qua hệ “mua-bán” khá sòng phẳng.

Nhóm thợ săn có hàng là mang đến bán cho mối của mình. Không ai mua tranh chấp với ai, cứ mối nào thì mua theo mối đó. Thậm chí, có khách hàng đặt loại thú cho các “đại lý” và “đại lý” lại đặt hàng cho thợ săn hẹn ngày giao hàng. Những thú rừng chỉ bị thương nhẹ hoặc đang sống khoẻ thì các “đại lý” lớn gom lại bán cho chủ đầu nậu đưa ra Nghệ An, Hà Nội tiêu thụ.

Lúc chúng tôi đang nói chuyện với ông Bảo thì một người vác chiếc bao to tướng đi thẳng ra sau nhà. Hoá ra trong bao là mấy con kỳ đà, cheo…đã chết. Người này tỏ ra tiếc rẻ: “Con kỳ đà nhanh chết quá, không thì cũng kiếm thêm được hơn trăm bạc”. Trả tiền xong, ông Bảo cho tất những con thú vào tủ lạnh để chút nữa vắng khách sẽ xẻ thịt mang ra đường bán. Khi được hỏi về nguồn thịt khỉ, chị chủ quan nhậu H.L (thị trấn Quy Đạt) không giấu diếm: “Thời gian gần đây hiếm hàng nên họ đi săn, đặt bẫy xa hơn, có khi đi 2,3 ngày đường mới về. Vì vậy khi bắn được thú họ phải làm thịt rồi đốt lửa sấy để thịt khỏi thối. Vài ngày sau mang ra nhập cho quán chỉ là thịt “ép” (đã được sấy qua lửa than và ép lại) thôi...”.

Anh Lê Văn Trưng, một người dân xã Hướng Hiệp cung cấp thêm thông tin: “Trước đây, có đến vài chục gia đình mua bán thịt thú rừng ngoài quốc lộ 9, kéo dài gần 5 cây số. Bây giờ giảm nhiều rồi đáy. Giảm vì thú rừng ngày càng hiếm chứ không phải số thợ săn ít đi”. Ở Hướng Hiệp, ngoài việc mua bán thịt thú tươi sống còn một loại hàng nữa là thú nhồi bông. Khi cho chúng tôi xem một loạt gấu, voọc 7 màu, chó, nai, khỉ, gấu...đã được nhồi bông, chị chủ nhà ra giá: gấu 2,8 triệu đồng, voọc 7 màu 2 triệu, voọc 3 màu 1,6 triệu, mang 1 triệu. Nhìn đám thú nhồi bông vứt ngổn ngang, tôi hiểu những loài động vật quý hiếm trong rừng Đăkrông không còn đất sống nữa. Chúng không chỉ bị săn bắt mà thực sự đang bị truy sát. Có người cảnh báo: Rừng Đăkrông động to rồi!

Quanh Bình

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang