• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

TT-Huế: Mùa nước nổi đi bẫy chim bằng... thuốc chuột!

Nguồn tin: VietNamNet, 09/11/2008
Ngày cập nhật: 10/11/2008

Mùa nước nổi này, dọc tuyến đường 1A từ Huế đi Đà Nẵng là những tiếng mời chào mua chim tíu tít, người đi đường xúm vào mua rất đông. Một món ngon và rẻ, nhưng hầu như không ai biết những con chim đó được đánh bắt bằng cách nào?

Từ truyền thống đến “công nghệ” thuốc độc!

Cứ vào mùa nước nổi, các loài chim di cư bay về các cánh đồng ở Thừa Thiên Huế kiếm ăn rất nhiều. Nào cò, nào diệc, mỏ giác … từng đàn chim bay từ phía các vùng đồi, núi phía Tây ra các cánh đồng mỗi sáng và chiều đến lại bay về đã trở nên quen thuộc. Mùa này con nước lênh láng khắp đồng, cá tôm sinh sôi nhiều. Theo đó, các loài cò, vạc, diệc, mỏ giác, vịt nước … cũng bay đến kiếm ăn trắng xoá.

Những người dân sống ven các cánh đồng cũng từ đó có nghề bẫy chim. Bẫy chim để làm kiếm sống và nhiều người xem đó như một thú vui. Trước đây, nghề bẫy chim không như bây giờ. Ở vùng đồng của làng Dạ Lê - xã Thủy Phương - huyện Hương Thủy, có nghề bẫy chim truyền thống bằng chim giả, chim mô hình được đẽo bằng gỗ và dùng với cái bẫy kẹp nhựa.

Gia đình ông Nguyễn Văn Xiển đã 4 đời chuyên bẫy chim như vậy. Cứ mùa nước nổi, ông gánh cả gánh chim gỗ ra đặt trên các khoảng đồng khác nhau. Ngày nhiều nhất, ông cũng được 4-5 con. Nhưng khi có, khi không, mà ông vẫn làm vì đó là nghề gia truyền.

Kiểu bẫy chim truyền thống như gia đình ông Xiển chỉ mang lại thú vui chứ không mang lại hiệu quả kinh tế nên hiện nay không còn phù hợp. Nhiều người chuyển sang bẫy chim bằng thức ăn tẩm thuốc độc.

Ông Dương Văn Ba, sống ở làng Chánh Đông – xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy cho biết: “Bẫy chim bằng thuốc vừa nhanh, vừa khỏe mà còn bẫy được nhiều. Tui chuyển sang bẫy chim bằng thuốc tới mùa lụt ni là đã mùa thứ 3 rồi. Khỏe hơn ngày trước gánh chim gỗ nhiều”.

Thuốc như ông Dương Văn Ba nói là một loại bột màu trắng, trộn với ít thuốc diệt chuột Trung Quốc mà những người bán dạo ở các tỉnh phía Bắc hay vào Huế bán. Không rõ đó là thuốc gì mà chỉ thấy chỉ có mùi như mùi bột sắn được rang cháy. Từ hai loại đó, người ta làm mồi chim bằng cách tẩm vào các loại cá như cá mại, cá diếc con … bắt được. Để qua một buổi, sau đó, mang mồi đó ra đặt trên các cái cọc được đóng trên đồng.

Chim cò, diệc, mỏ giác, vịt nước … ăn thức ăn đã bị tẩm thuốc độc. Khi đã ăn vào, tùy con chim to nhỏ, tùy sức vóc riêng của chúng mà thuốc độc ngấm nhanh hay lâu. Có con vừa ăn xong liền ngã lăn quay tại chỗ. Có con ăn xong vấn chưa gì cả, đến khi cất cánh bay lên khoảng 2 mét thì cụp cánh bổ nhào xuống nước.

Cứ buổi sáng đi đặt mồi thì buổi trưa hoặc đầu buổi chiều đi nhặt chim. Một ngày bẫy chim bằng mồi tẩm thuốc độc như vậy cũng có thể thu được 10 - 15 con đủ loại. Những con chim bị chết do thuốc được vặt lông làm thịt chim ngay tại chỗ. Còn những con bị ngấm thuốc nhưng chưa chết thì đem làm cảnh ở chỗ bán thịt chim.

Anh Nguyễn Văn Lương, ở thôn Lợi Nông - xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy một người có nhiều kinh nghiệm về bẫy chim bằng thuốc độc cho biết: “Những con chết thì làm liền cho khỏi thâm tím thịt của nó. Còn con sống thì mang ra làm cảnh thì người ta mới tin. Hơn nữa, nhiều người muốn tự tay làm chim nên họ mua chim còn sống thôi”.

Những người bán chim cứ chào mời khách, nếu có ai nghi ngờ thì người bán chỉ vào những con chim còn sống để thuyết phục. Ai mà chẳng tin thịt chim đảm bảo tươi ngon. Khách đâu biết rằng, họ đã mua phải chim đã bị ngấm thuốc độc.

Nếu không bán ở dọc đường thì người ta lại mang về các chợ quanh đó để bán. Chợ Thủy Dương, chợ Thần Phù, chợ Hôm, chợ Mai… ở huyện Hương Thủy, mùa này, không buổi chợ nào là không có chim đã bị nhổ lông, moi bụng được bán.

Hậu quả khôn lường!

Đến chợ Thần Phù ở xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy, tôi thử hỏi mua một con mỏ giác nhưng tỏ ra ái ngại. Bà Hà, một người bán thịt chim mỏ giác và vịt nước ở chợ Thần Phù, sống ở thôn Trung Chánh - xã Phú Hồ - huyện Phú Vang nói: “Chim ni chỉ được bẫy bằng thuốc mê thôi. Ăn không có chi phải sợ. Mà chú thấy đó, có ai có chuyện chi mô nà?”.

Có chuyện gì thì có trời mới biết. Chất độc tích lũy trong cơ thể sẽ gây ra những hậu quả gì đây? Khó nói lắm.

Ông Dương Văn Ba, làng Chánh Đông - xã Thủy Châu - huyện Hương Thủy cho biết thêm: “Không chỉ có vùng Hương Thủy và các xã ở Phú Vang, người ở mấy xã dưới Phú Lộc cũng mua thuốc ni để bẫy đó. Hiện nay, người ta dùng phổ biến lắm”..

Ở Thừa Thiên Huế, chưa kể các huyện nằm phía Bắc, chỉ tính ở các huyện phía Nam, chỉ làm phép tính nhỏ: một cánh đồng trung bình có 2-3 người đi bẫy chim bằng thức ăn tẩm thuốc độc, một người bẫy được trung bình 10 con chim/ngày. Ở các huyện Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc có bao nhiêu cánh đồng?

Tính cả một mùa nước nổi kéo dài ở tỉnh này thì số lượng chim được bẫy bằng thuốc độc rất lớn. Khối lượng thịt chim đó được dùng làm thực phẩm thì bao nhiêu lượng thuốc độc đi vào cơ thể người ăn?

Việc bẫy chim bằng thức ăn tẩm thuốc độc đang mang lại thu nhập cho một bộ phận người dân đi bẫy chim bằng hình thức này. Nhưng cái họa mà họ mang lại cho cộng đồng là rất lớn. Đó là chưa kể đến sự tận diệt các loài chim di cư như cò, diệc, mỏ giác … ngày càng tăng. Nguy cơ tuyệt chủng của các loài chim đó càng lớn.

Mỗi mùa nước nổi đều như thế thì chẳng bao lâu nữa, bóng chim cò, diệc, mỏ giác, đâm đấm … trên các cánh đồng ngập nước ở TT-Huế sẽ trở thành kỷ niệm.

Quốc Hoàng

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang