• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Tàu nằm bờ dài ngày, ngư dân khó khăn

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 20/11/2013
Ngày cập nhật: 22/11/2013

Hiếm có khi nào mà các cơn bão lại hình thành liên tiếp trên biển Đông, gây ảnh hưởng trên vùng biển của nước ta nhiều như trong thời gian vừa qua. Sau những cơn "bão" giá xăng dầu khiến cho chi phí mỗi chuyến ra khơi đẩy lên cao, thì những cơn bão do thiên tai gây ra đã khiến không ít tàu, thuyền của ngư dân phải lao đao.

Cảng neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) những ngày này không khí nhộn nhịp bởi ngư dân tất bật cho những chuyến biển cuối năm mong kiếm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống bù lại cho những ngày tàu thuyền nằm bờ trú tránh bão.

Chuẩn bị đưa ngư, lưới cụ lên tàu cho chuyến ra khơi, ngư dân Huỳnh Lãm (50 tuổi) chủ đôi tàu trên 200 CV than thở: Bám biển hơn 20 năm nay, chưa thấy năm nào ngư dân chúng tôi phải đối mặt với nhiều cơn bão như thế này, khiến tàu tôi phải liên tục nằm bờ để tránh trú bão.

"Kinh nghiệm bao nhiêu năm đi biển của tôi, ít có năm nào bão lại đổ bộ vào thời điểm cuối mùa biển. Tuy nhiên năm nay thì khác, từ đầu năm đến nay đã có đến 15 cơn bão và nhiều đợt áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào nước ta. Trước tình hình thời tiết diễn biến thất thường, khiến mỗi chuyến ra khơi chúng tôi phải luôn thấp thỏm lo âu"- ông Lãm nói.

Theo ông Lãm, sau những khoản thu nhập còn khiêm tốn trong những phiên biển trong năm, hầu hết ngư dân đều trông chờ vào phiên biển cuối mùa để có tiền lo Tết.

Tàu thuyền phải nằm bờ dài ngày để tránh trú bão khiến ngư dân gặp khó khăn

Nằm bờ suốt một tháng nay để tránh trú những cơn bão dữ liên tiếp trong tháng 11 này, tranh thủ những ngày trời yên biển lặng, chủ tàu Nguyễn Hùng Dũng (44 tuổi) ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) cùng các thuyền viên của mình tất bật chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

Ông Hùng kể, khi bão số 11 tan, tàu của ông vươn khơi đánh bắt chưa được bao nhiêu thì đành phải chấp nhập lỗ tổn cả trăm triệu đồng để quay vào bờ tránh trú cơn bão số 12 . "Liên tiếp các cơn bão số 12, 13, 14 và 15 khiến tàu thuyền của ngư dân chúng tôi phải nằm bờ. Từ nay đến cuối năm chỉ còn một vài tháng nữa, nếu tình hình thời tiết bất lợi nữa thì ngư dân chúng tôi chắc khỏi ăn Tết"- ông Hùng thở dài.

Dù hơn một tháng không ra khơi, nhưng ông Hùng phải mất hàng chục triệu đồng "phí" giữ chân các bạn thuyền. "Trong thời buổi kiếm bạn đi biển khó khăn, để có bạn đi biển thường xuyên, thuyền tui thuê hẳn 10 lao động trả lương theo tháng nên thêm một ngày ở nhà là thêm một khoản nợ. Đấy là chưa kể tiền lãi các khoản vay ngân hàng"- ông Hùng cho biết.

Những ngày biển động, ngư dân tranh thủ vá lưới chờ thời tiết thuận lợi để ra khơi.

Không chỉ chủ tàu khốn khổ khi tàu nằm bờ mà những lao động đi bạn trên tàu cũng gặp khó khăn. "Đã gần một tháng nay, chúng tôi như ngồi trên đống lửa, ở nhà hoài thì không biết làm gì để nuôi mấy miệng ăn trong gia đình. Chỉ mong sao trời yên biển lặng mấy tháng cuối năm để ngư dân chúng tôi có tiền trang trải cuộc sống"- ngư dân Lê Thanh Bình (30 tuổi) ở xã Bình Châu (Bình Sơn) chia sẻ.

Quan sát tại Cảng neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa, trong khi nhiều tàu lần lượt nhổ neo ra khơi với hy vọng được chuyến “biển no” thì không ít chủ tàu vẫn đang cho tàu nằm bờ nghe ngóng tình hình thời tiết để chuẩn bị tổn phí, cho tàu ra khơi. "Nếu đưa tàu ra khơi lúc này rồi phải quay trở lại ngay do gặp áp thấp nhiệt đới hay bão thì tổn thất sẽ còn lớn hơn nữa. Đấy là chưa nói đến những thiệt hại về tài sản do bão gây ra"- ngư dân Huỳnh Thanh Đạo ở xã Bình Châu cho hay.

Việc ngư dân không thể ra khơi đánh bắt thủy sản không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho các hộ gia đình bám biển mà hơn thế nữa, nó đang khiến cho nhiều ngành nghề dịch vụ đánh bắt hải sản như: đá lạnh, chế biến hải sản đông lạnh, kinh doanh dầu... cũng rơi vào cảnh khó khăn vì thiếu việc làm.

Mùa khai thác thủy sản năm nay nhiều ngư dân cho rằng hiệu quả khai thác, đánh bắt thủy hải sản không bằng mọi năm, kéo theo nguồn thu nhập của ngư dân cũng hạn chế. Dù đã và đang được hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, nhưng do liên tiếp đối mặt với thiên tai, chi phí đánh bắt tăng cao nên hiện tại ngư dân đang gặp nhiều khó khăn trong hành trình bám biển mưu sinh.

Bảo Ngọc

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang