• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bệnh nhiễm giun đầu gai Gnathostoma từ lươn tại các tỉnh phía nam

Nguồn tin: Khoa học phổ thông, 07/11/2008
Ngày cập nhật: 10/11/2008

Theo một nghiên cứu do Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM thực hiện, lươn nuôi được bày bán tại TP.HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không bị nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum. Tuy nhiên, lươn hoang dã bắt được tại Củ Chi và Long An đã bị nhiễm loài giun này. Người ăn phải các loại lươn trên dễ bị nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum, nhất là vào mùa mưa (tháng 9, 10). Nếu không được chẩn đoán sớm, bệnh sẽ khó điều trị và thường để lại di chứng cho bệnh nhân.

Gnathostoma sp là loại giun tròn, sống ký sinh trong dạ dày chó mèo; trứng theo phân ra ngoài, trôi xuống nước được lăng quăng đỏ cyclops nuốt vào, phát triển thành ấu trùng giai đoạn 1, rồi giai đoạn 2. Khi lươn, cá, tôm nước ngọt, ếch nhái, rắn nuốt vào, ấu trùng sẽ đi xuyên qua thành ruột vào cơ, gan, biến thành nang ấu trùng giai đoạn 3. Khi người ăn phải, ấu trùng đi xuyên qua thành ruột vào cơ, gan, não, mô dưới da và các cơ quan khác, gây bệnh cảnh xâm lấn tại chỗ như viêm màng não, áp xe dưới da. Nếu không được chẩn đoán sớm, bệnh sẽ khó điều trị và thường để lại di chứng như khối sưng nề ở đầu, mặt, cổ, gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Trong một nghiên cứu mới đây kết hợp với tổ chức Fibozopa khảo sát tình hình lươn nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2004 đến năm 2006, chúng tôi đã khảo sát lươn nuôi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và lươn hoang dã bắt được tại Củ Chi và Long An. Các loài lươn nuôi được bày bán tại TP. Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ các tỉnh như Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu đều không bị nhiễm Gnathostoma spinigerum. Ở nhóm lươn hoang thu hoạch từ Củ Chi và Long An, có một số bị nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum, với tỷ lệ từ 7,8 đến 19,6% ở mùa mưa và từ 0,8 đến 2,5% ở mùa khô. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là vào các tháng 9, 10; thấp nhất vào tháng 2, 3. Lươn bị nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum là loài Monopterus alba khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Tiềm năng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum ở nhiều loài thủy sản khác như cá lóc, cá mè, tôm nước ngọt, ếch nhái và rắn chưa được khảo sát một cách hệ thống. Tuy nhiên đây là các món ăn, món nhậu đặc sản rất phổ biến tại các nhà hàng và trong bữa ăn của nhiều gia đình ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy đây cũng là nguồn lây bệnh rất đáng kể, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, hàng năm đều có những ca bệnh lẻ tẻ được phát hiện, đa số bệnh nhân đến khám rất trễ do không biết bệnh, đi chữa chạy nhiều nơi không khỏi. Đa số bị di chứng về thẩm mỹ như khối u ở đầu, mặt, cổ, ngực, rất khó chịu cho bệnh nhân.

Để phòng tránh bệnh nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum cần ăn chín. Khi ăn thủy sản hoang dã, phải nấu thịt thật chín, giữ sôi trong ít nhất 20 phút, tránh ăn các món sống, tái như gỏi cá sống, tôm tái chanh, lẩu cá lóc...

TS. TRẦN PHỦ MẠNH SIÊU (Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM)

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang