• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Nét đẹp đua bò Bảy Núi

Nguồn tin: Báo An Giang, 03/10/2013
Ngày cập nhật: 5/10/2013

Lễ hội đua bò Bảy Núi được tổ chức luân phiên ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang). Đây là trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer nên thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến xem, cổ vũ…

Chọn bò công phu

Dắt đôi bò “chiến” ra sân thi đấu, ông Trần Văn Tàng (chín Tàng, 66 tuổi, ngụ ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên), một tay đua bò xuất sắc ở vùng Bảy Núi, nói với giọng sang sảng: “Tìm được con bò hay rất khó. Trong quá trình cày bừa trên đồng, tôi để ý thấy đôi bò nào tốt mã là đến tận nhà hỏi mua với giá cao. Có năm không cần phải mất công đi xa mà gần nhà cũng có bò hay. Riêng đôi bò trắng này, tôi đã thuần dưỡng được 3 năm. Mất nhiều tháng trời “săn tìm” khắp các phum sóc, tôi mới mua được cặp bò này”. Ông chín Tàng còn cho biết: Muốn đôi bò chạy đồng đều, trong quá trình “sưu tầm” cũng rất khó khăn. Nếu chọn được chỉ 1 con hay mà ráp không cân xứng với con thứ hai để đem đua thì xem như “vỡ trận”. Một con bò “đạt chuẩn” đòi hỏi phải đủ khoảng 4 tuổi, hình dáng thon (hình ống), móng chân không được hở mà phải khim khíp lại (thủ thiếp). Nếu hội đủ những yếu tố trên, khi ra sân đua, bò chạy nhanh và lao về phía trước rất dữ. Ngoài ra, sừng bò phải dài khoảng 2 tấc, ngoắm hướng về phía trước; gương mặt bò dài khoảng 2 tấc, ngay ót đầu bò còn phải có một xoáy thẳng hàng với xoáy trên lưng, đồng thời hai bên rái tai cần phải có 2 xoáy sâu. Nếu xoáy ngay hàng thì thể hiện được tính khí mạnh mẽ của con bò. Trong quá trình xung trận, bò sẽ nhắm ngay hàng mà chạy.

Theo ông chín Tàng, trong quá trình nuôi cần phải cho bò ăn đúng “công thức”, không được cho bò ăn quá no. Hàng ngày, người chủ vẫn cho bò cày kéo bình thường, giúp bò giãn gân cốt, khi chạy ít bị hốc. Gần đến mùa thi đấu nên để bò nghỉ ngơi trước 3 tháng, hàng ngày bồi dưỡng mỗi con 1 trái dừa, 2 trứng gà, mà phải là hột gà so thì bò mới sung sức. Trước khi thi đấu một tuần, đem bò ra sân tập dợt 2 lần/2 buổi (sáng, chiều). Trong giới đua bò, chiếc ách (gắn lên cổ đôi bò trong quá trình đua) rất quan trọng, nên ai cũng nâng niu cất giữ như vật báu không thua kém con bò. Ông chín Tàng cho biết: “Chiếc ách phải đẽo bằng gỗ ba chất cho thông, đẹp, trước khi đua phải treo lên nơi cao ráo và “cử” người bước qua, bởi nếu sơ ý để ai đó bước qua thì khi đeo lên cổ con bò chạy chậm lắm”.

Năm nay, đến lượt huyện Tịnh Biên đăng cai tổ chức Lễ hội đua bò Bảy Núi, ông chín Tàng cùng “cộng sự” đã chở bò đến sân đua chùa Thom Mit từ rất sớm. Ông còn có 2 người cháu - Nguyễn Văn Mới và Nguyễn Văn Bi cũng là một trong những tay đua bò khét tiếng vùng Bảy Núi. “Từ trước đến nay, năm nào tôi cũng đoạt được giải cao, đáng kể nhất là năm 2006, tôi rinh được giải nhất và nhiều năm liền giải nhì. Còn thằng Bi, ở vùng Bảy Núi này, tôi với nó luân phiên nhau lãnh giải, nếu tôi giải nhất thì nó giải nhì và ngược lại, chứ ít ai địch nổi. Còn giải năm nay, tôi cố gắng tranh giải cao…” - ông chín Tàng tự tin.

Người điều khiển bò phải giỏi

Từ trước đến nay, ông năm Tượng ở ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung đã đoạt nhiều giải cao qua các lần lễ hội đua bò, trong đó vinh dự nhất là giải nhất năm 2008. Đang phun rượu vuốt mặt đôi bò chuẩn bị ra sân thi đấu, ông năm Tượng cho biết, ngoài cách thuần bò hay thì chưa hội đủ các yếu tố quyết định đến sự thắng - thua trong cuộc đua, mà còn phải có người điều khiển (NĐK) thật giỏi. Nếu bò hay mà không có NĐK giỏi thì cũng chẳng làm nên chuyện. Trên trường đua, NĐK quyết định thắng - thua đến 60%. Đua bò đòi hỏi tài xế phải gan và quyết đoán. Tức là, khi Ban Tổ chức thông báo đến lượt đem bò ra thi đấu, đi vòng hô, thấy bò đi tình tang, nếu NĐK phía sau thúc bò mà không chú ý tài xế phía trước thì nguy. Nếu NĐK đôi bò đi trước giật nhẹ dây cương “túp hơi” lại, mà đôi bò phía sau đạp lên chiếc bừa của đôi trước thì đôi bò phía sau phạm luật chơi, coi như thua cuộc. Đặc biệt, đến vòng thả cuối gần tới điểm “đứt nước” (chuyển sang vòng thả bứt phá thắng - thua), trọng tài phất cờ bò chạy, NĐK đi sau để ý nếu thấy nhược điểm của cặp bò đi trước thấm mệt thì phải nhanh tay thọt cây “sà lun” vào hông cặp bò mình “chặt góc” chạy qua mặt bứt phá về đích. Còn trong quá trình quyết liệt về đích, nếu bò chạy cán đích trước mà NĐK phía sau bị té khỏi bừa thì cũng bị phạm luật, trọng tài xử thua.

Ngoài ra, khi bước vào thi đấu, thủ tục trước tiên là NĐK phải khấn vái sơn thần thổ địa và dùng nước dừa, rượu vuốt mặt, sừng, đuôi và 4 chân con bò để trong quá trình chạy gặp suôn sẻ. Nếu mình không thực hiện theo nghi lễ thì khó mà chiến thắng được. “Dân đua bò tụi tôi tin tưởng dữ lắm! Nếu năm nào dắt bò đi đua đoạt giải nhất, tôi mời cả xóm đến đãi ăn mừng nở mặt nở mày với mọi người. Mục tiêu đua bò của tôi là không phải đặt nặng thứ hạng cao, mà chủ yếu muốn trổ tài về cách thuần dưỡng bò khéo léo để góp phần tạo thêm sôi nổi trong ngày lễ Sene Dolta…” - ông năm Tượng khiêm tốn.

Ông chín Tàng kể lại, năm nào cũng vậy, vào mùa mưa dầm, tiết thu mát mẻ, rơi ngay vào lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer là mọi người đến chùa cày giúp cho ông Lục (sư, sãi có chức sắc trong đồng bào Khmer) để cấy lúa. Trong lúc tổ chức cày miễn phí cho nhà chùa, mọi người mới cùng nhau dắt bò ra thi đấu. Hễ thấy đôi nào thắng, ông Lục tận tay mang cơm ra đồng thết đãi. Cũng theo ông chín Tàng, trước khi Lễ hội đua bò Bảy Núi ra đời, mấy bác của ông cùng người Khmer đã tổ chức đua xe bò trên đường cũng vui nhộn không kém. Tuy nhiên, phong trào đua xe bò chỉ duy trì được hơn chục năm, sau đó đồng bào Khmer đã chuyển sang chơi đua bò bằng ách trên đồng. “Luật đua bò cũng khá chặt chẽ, không chỉ đua 1 vòng hô, 1 vòng thả như bây giờ mà đến 9 vòng hô, 1 vòng thả. Với cách đua như vầy không những khẳng định được đôi bò hay, mà còn thấy được cái tài của người thuần bò và tài xế giỏi trên trường đua” - ông chín Tàng thổ lộ.

T.C - THANH TIẾN

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang