• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tận diệt thú rừng: Có một nghề: bẫy thú

Nguồn tin: Báo Bình Phước, 15/09/2013
Ngày cập nhật: 16/9/2013

Khi việc nghiêm cấm săn bắt thú rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước được siết chặt thì những thợ săn lại hoạt động tinh vi hơn. Tiếp cận những tay sát thú ở Bình Phước, chúng tôi mới lần ra được đầu mối tiêu thụ thú rừng lớn nhất cùng những điều chưa biết về nghề săn thú và thịt thú rừng.

Có một nghề: bẫy thú

Để cung cấp “đặc sản” cho các nhà hàng, quán nhậu… những tay thợ săn phải mày mò chế tạo ra những loại bẫy đặc biệt và ngày đêm vào rừng săn lùng thú. Những chiếc bẫy đủ hình thù được cài đặt sẵn trong các khu rừng cấm. Sau tiếng sập bẫy “xoạch” cùng tiếng kêu, hú thất thanh thì con thú đã nằm gọn trong bao của thợ săn.

TIẾP CẬN CÁC THỢ SĂN

Mặc dù săn thú rừng rất nguy hiểm, nhưng thu nhập cao nên hấp dẫn nhiều người sống chết theo “nghề”. Lân la mãi chúng tôi mới làm quen được anh Võ Văn T ở xã Tân Hòa (Đồng Phú). T từng là tay săn thú có tiếng ở khu rừng Cát Tiên (Bình Phước và Đồng Nai). Ngỏ ý muốn được đi săn cùng, anh T xua tay nói: “Trước đây tôi đi săn nhiều nhưng bây giờ bỏ nghề rồi. Vùng này cũng có vài người chuyên đi săn thú rừng, nhưng không thợ săn nào cho người lạ đi theo. Họ đề phòng người của kiểm lâm hoặc người lạ đi theo sẽ phá hỏng đường làm ăn của họ”.

Bẫy đá được những tay thợ săn đặt trong các khu rừng cấm để săn bắt thú rừng

Anh T là dân bản địa nên mọi lối mòn trong rừng anh thuộc như lòng bàn tay. Anh quen đường mòn, quen dấu chân của các loại thú nên lần nào đi săn anh đều thu được chiến lợi phẩm mang về. “Thú rừng tinh vi lắm, nếu không hiểu chúng cặn kẽ thì không thể phát hiện được. Tôi chỉ cần nghe tiếng động trong bụi cây là biết ngay đó là con gì. Nhưng mấy năm trở lại đây, thú rừng hiếm, kiểm lâm cũng làm gắt nên tôi đã bỏ nghề, chuyển sang lái đò kiếm sống. Tuy cuộc sống có khó khăn hơn, nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì không phải sát sinh nữa”, anh T nói.

Vừa dứt câu chuyện, anh Nguyễn Văn H phóng xe máy lao vào nhà anh T với vẻ mặt thảng thốt. Thì ra mới hôm qua anh H rình được một con lợn lòi nặng cả tạ, đang lảng vảng ở khu vực khe lách của khu rừng Cát Tiên. Không biết phải hạ con thú này bằng cách nào nên đến nhờ “sư phụ” T chỉ giúp. Nhờ vậy mà chúng tôi được ngồi nói chuyện với anh. H cũng là một chuyên gia săn thú rừng trên địa bàn huyện Đồng Phú. H có thân hình nhỏ bé, nước da đen sạm và nhiều vết sẹo trên cơ thể. Có lẽ vì H sống trong rừng già quá nhiều và thường xuyên luồn lách trong rừng rậm nên bị gai rừng cào xé? Đôi mắt anh H xanh một cách lạ thường. “Sinh nghề, tử nghiệp cô ơi! Có thể nay mai tôi phải ngồi tù cũng nên. Làm nghề này không ăn thua gì đâu. Mỗi chuyến xuyên rừng cả tuần lễ, ăn rau rừng, uống nước suối, nguy hiểm ngày đêm rình rập, không một giấc ngủ yên...”, anh H giãi bày.

CÔNG CỤ BẮT THÚ

Hiện nay, việc săn thú rừng diễn ra khá tinh vi và thầm lặng. Những tay thợ săn không dùng súng để bắn thú như ngày xưa. Bởi lẽ thú rừng ngày càng khan hiếm. Nếu dùng súng săn sẽ xua đuổi thú lẩn trốn vào rừng sâu hoặc bỏ sang địa bàn Campuchia. “Săn thú bằng súng chẳng khác nào báo với lực lượng kiểm lâm là chúng tôi đang hoạt động ở khu vực này. Vả lại dùng bẫy thì con thú vẫn còn sống, khi bán sẽ có giá cao hơn là thú đã bị bắn chết”, một thợ săn nói. Và thế các tay thợ săn đã chế ra những chiếc bẫy đặc biệt, có cải tiến để tăng thêm hiệu quả, đồng thời sáng tạo ra một số loại bẫy thú mới.

“Muốn bắt thú rừng phải có bẫy, tùy thuộc vào loại thú rừng mà tạo ra các loại bẫy và cách đặt bẫy khác nhau. Ví như để săn chồn hương và cheo... thợ săn thường dùng loại bẫy kẹp. Bẫy kẹp vừa dễ chế tạo, lại “chắc ăn” hơn và con thú vẫn còn sống. Khi con mồi giẫm vào bẫy thì khó mà thoát ra được. Loại bẫy kẹp không làm con thú chết ngay, do đó thợ săn thường đặt bẫy và sau đó 2 đến 3 ngày mới đi thăm. Tuy nhiên, để bẫy được thú rừng cũng cần có “duyên”. Có người đi bẫy mấy ngày không dính được con thú nào, nhưng có người lại bẫy được rất nhiều”, anh T cho biết thêm.

Để đặt được bẫy kẹp, người săn thú phải đào một hố sâu khoảng 10cm, chiều rộng hố bằng chiếc bẫy. Sau đó đặt bẫy xuống rồi phủ lớp lá để giấu đi hai má kẹp. Bẫy được cố định một đầu vào cọc cắm sâu dưới đất, hoặc cột chặt vào gốc cây bằng dây cáp. Khi thú rừng giẫm vào bàn bẫy, chốt bẫy bung ra, hai má bẫy kẹp mạnh giữ chặt con thú lại.

Ngoài ra, các tay thợ săn thường dùng các loại bẫy khác như: bẫy đạp, thòng lọng và bẫy đá. Bẫy thòng lọng và bẫy đạp dùng để săn chồn, nhím, heo rừng... Những loại bẫy này thường được thợ săn đặt chặn ngang đường đi của các loài thú. Đối với bẫy hầm thì đơn giản hơn, chỉ cần đào hố sâu chừng 2m, rộng 1,5m, trên mặt hố đặt những cành cây mục và phủ lá lên. Khi thú đi ngang qua, giẫm phải cành cây mục thì rớt xuống hố.

Bẫy thú đã khó, vận chuyển về càng khó hơn, vì lực lượng kiểm lâm kiểm tra rất gắt gao. Anh T chia sẻ: Các loại thú như chồn, cheo, dúi... trọng lượng không nặng, một con chỉ khoảng 2-4kg, riêng nhím có con nặng đến 10kg. Thú rừng được vận chuyển về quán qua các con đường mòn nhỏ ven triền đồi để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Với thú lớn, thợ săn thường có “mối” vận chuyển riêng.

Thùy Hương

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang