• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Đìu hiu làng lưới

Nguồn tin: Báo An Giang, 27/08/2013
Ngày cập nhật: 29/8/2013

Làng nghề đan lưới hình thành cách đây ngót trăm năm ở An Giang, nhưng dần tàn lụi theo thời gian do sự cạnh tranh của thị trường cộng với nước lũ kém, cá, tôm dần cạn kiệt.

Sản phẩm lưới tiêu thụ chậm

Nhớ lại thời kỳ hoàng kim của nghề đan lưới tại vùng nông thôn Lê Chánh, ông Nguyễn Văn Lương (73 tuổi, ngụ xã Lê Chánh, TX. Tân Châu) nói: “Trước đây, vào thời điểm tháng 6 đến tháng 7 âm lịch, cả xóm có cả trăm hộ thức thâu đêm đan lưới rất nhộn nhịp. Hồi ấy, trung bình mỗi hộ có 3-4 nhân khẩu chuyên sản xuất lưới, thậm chí họ còn thách đố với nhau xem ai đan giỏi, vậy mà không đủ sản phẩm để tiêu thụ. Vào năm 2000, bà con trong làng nghề ai cũng thu nhập khá, bởi lưới bán chạy như tôm tươi. Những năm đó, cá mắm nhiều vô kể, ngoài đan lưới, các hộ gia đình còn tranh thủ giong xuồng ra đồng giăng lưới bắt cá. Trung bình một đầu xuồng giăng đến 10 tay (mỗi tay lưới dài khoảng 50m), thu hoạch mỗi ngày vài chục kg cá linh, cá rô, cá mè vinh, kiếm thu nhập ổn định trong mùa lũ”.

Hiện tại, nước lũ đầu nguồn lên chậm, ngư dân nghèo đánh bắt cá tôm chưa nhiều nên những tay lưới của ông Lương sản xuất ra vẫn còn treo lơ lửng trên trần nhà. Vài hôm, mới có khách chạy xe ngang qua ghé lại hỏi mua vài tay lưới về chuẩn bị giăng trong mùa nước nổi. Nếu chục năm trước, hễ bước vào tháng 7 khi nước nhảy khỏi bờ là thời điểm ông Lương bán từ 400-500 tay lưới, còn nay thì chỉ bán được vài tay. “Số lượng lưới bán giảm dần qua các năm. Từ năm 2000 đến năm 2005, mỗi năm tôi bán ít nhất 5.000 tay lưới, kể từ đó đến nay, số lượng sản phẩm mỗi năm mỗi giảm, bình quân từ 1.000 đến 2.000 tay lưới” - ông Lương ủ dột. Khi hỏi nguyên nhân bán chậm, ông Lương nói rằng: “Ngoài đồng bây giờ bao đê làm lúa vụ ba hết rồi, nước lũ chỉ chảy theo các con sông, kênh rạch thử hỏi cá nào ở lại sinh sôi nên ngư dân bỏ nghề nhiều lắm! Ngày trước trong xóm có cả trăm hộ chuyên sống bằng nghề sản xuất lưới, giăng lưới thì nay chỉ còn lại khoảng 5 - 6 hộ. Riêng gia đình tôi sống bằng nghề nông, lúc rỗi rảnh thì mới sản xuất lưới để kiếm thêm thu nhập. Còn đa số các hộ nghèo còn lại không trụ được đành bỏ nghề lên Bình Dương làm công nhân tại các khu công nghiệp”.

Ông Lương đang bóp chì lưới

Hộ ông Nguyễn Văn Cởi gần đó cũng theo nghề lưới trên dưới 40 năm.Hiện tại, ông Cởi đang sản xuất cầm chừng chờ lũ lên. Mùa lũ năm nay, ông Cởi dự tính sản xuất trên 500 tay lưới để tung ra thị trường. Thế nhưng, do lũ lên chậm nên ông Cởi sản xuất ít lại chờ lũ. Ông Cởi bày tỏ: “Lũ lớn, không chỉ riêng tôi sản xuất lưới có thêm thu nhập, mà những hộ lân cận cũng có đồng vô, đồng ra từ công việc luồn lưới, bóp chì, mỗi ngày kiếm được 40.000 đồng. Lưới ở đây đủ loại, như: Lưới 3 màng, lưới cá linh, lưới cá rô, lưới cá mè vinh… Mấy năm gần đây, lưới 3 màng và lưới cá mè vinh bán chạy. Bởi, khi nước lũ trên đồng lên chậm thì ngư dân chủ yếu giăng theo dòng sông, kênh, rạch”. Bây giờ, người dân ở xã Lê Chánh không còn đan lưới nữa do mẫu mã không theo kịp những sản phẩm đan bằng máy. Do đó, nhiều hộ đã mạnh dạn mua nguồn dây, lưới từ Sài Gòn đem về gia công lại thì có thể tung ra thị trường, rất tiện lợi.

Xóm lọp cá linh bị động hàng

Ngoài làng lưới, xóm đan lọp cá linh xã Phước Hưng (An Phú) cũng bị đọng hàng. Ông út Tòng, người đan lọp cá linh lâu năm, cho biết: “Hiện, nước lũ lên rất chậm, nhiều hộ đan lọp cá linh bị “ứ” sản phẩm. Mấy năm gần đây, một số hộ ở Cồn Cóc đã bỏ nghề đan lọp đi làm ở khu công nghiệp Bình Dương kiếm sống”

THÀNH CHINH

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang