• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kỳ công cà phê chồn

Nguồn tin: Người Lao Động, 25/08/2013
Ngày cập nhật: 27/8/2013

Mới đây, ngay tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã xuất hiện một trang trại cà phê chồn ở phường 10.

Trang trại này đang trở thành điểm đến ưa thích của nhiều du khách trong và ngoài nước. Du khách đến đây không chỉ tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cà phê chồn mà còn được thưởng thức tại chỗ loại thức uống danh tiếng này.

Chủ trang trại - luật sư Nguyễn Quốc Minh - cho biết sau hơn 10 năm nghiên cứu, tìm tòi, ngày 25-4, trang trại cà phê chồn đầu tiên của Đà Lạt đã được đưa vào phục vụ du khách. Với mức đầu tư hơn 42 tỉ đồng trên diện tích khoảng 2,4 ha cà phê moka đang kỳ thu hoạch và 120 con chồn hương, trang trại của ông Minh đang được xem là một trong những nơi sản xuất cà phê chồn lớn nhất Việt Nam.

Tại sao lại chọn Đà Lạt mở trang trại cà phê chồn chứ không phải một nơi nào khác? Ông Minh giải thích: “Đà Lạt có loại cà phê moka nổi tiếng ở Việt Nam. Nếu chồn hương ăn loại cà phê này thì chắc chắn sản phẩm chúng “sản xuất” ra sẽ có hương vị cũng như giá trị cao hơn rất nhiều so với nơi khác”.

Du khách thưởng thức cà phê chồn

Dự kiến mỗi năm, trang trại sản xuất được khoảng 300-400 kg cà phê chồn. Với giá bán hiện nay là 20 triệu đồng/kg, cà phê chồn là một trong những thức uống đắt nhất thế giới. Về nguồn gốc 120 con chồn hương, ông Minh cho biết trang trại nhập một ít ở Indonesia, còn lại mua ở Đắk Lắk, tất cả đều có nguồn gốc và lai lịch rõ ràng.

Để tạo ra được ly cà phê chồn thơm ngon đúng điệu, đòi hỏi phải có một quy trình nghiêm ngặt, cầu kỳ từ khâu chăm sóc cho đến lúc thành phẩm. Trước hết, cà phê được trồng phải đảm bảo sạch, không dùng thuốc trừ sâu, phân hóa học.

Khi cho chồn ăn, phải lựa những trái cà phê chín đỏ. Mỗi ngày, một con chồn tiêu thụ khoảng 20-30 g trái cà phê tươi và “sản xuất” ra khoảng 10 g cà phê nhân. Chồn thường ăn cà phê vào chiều tối, sau một đêm sẽ thải ra những hạt không tiêu hóa được. Sáng sáng, nhân viên trang trại lại đi thu gom phân chồn để sơ chế.

“Sau khi chồn ăn vào, trái cà phê chín mọng được tiêu hóa phần cùi, còn hạt thì bài tiết ra, bên ngoài có lớp vỏ mỏng. Lớp vỏ này được bóc bỏ lấy nhân cà phê. Nhân được rửa, sấy thật sạch rồi mới đem chế biến. Quá trình tiêu hóa tạo ra sự lên men của enzyme trong dạ dày chồn. Chính công đoạn đó sẽ tạo ra hương vị cà phê chồn đặc biệt, độc đáo mà không có loại cà phê nào sánh kịp” - ông Minh lý giải.

Chồn hương ăn cà phê

Sau khi rửa sạch bằng nước, những hạt cà phê lẫn trong phân chồn được nhân viên đem phơi khô rồi ủ một thời gian cho dậy mùi. Sau đó, cà phê chồn được đem rang sao cho không quá lửa để khỏi làm mất hương vị tự nhiên. Cà phê chồn sau khi rang sẽ có mùi thơm đặc trưng, không lẫn vào đâu được.

Cà phê chồn cũng cần phải được pha chế theo cách đặc biệt. Ở trang trại của ông Minh, cà phê chồn được pha bằng một loại máy chuyên dụng nhập từ Nhật Bản. Bộ pha chế này sẽ giúp hương vị của cà phê chồn được giữ lại tối đa.

“Hương vị cà phê chồn quả thật đặc biệt. Đến “thành phố mộng mơ”, bên cạnh khung cảnh tuyệt vời, được thưởng thức loại cà phê ngon nhất thế giới với giá khoảng 200.000 đồng/bình cho 3-4 người uống quả thật rất thú vị” - ông Trần Đức Tân, một du khách từ Đà Nẵng, hào hứng.

Nguyễn Tiến

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang