• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làng nghề nhộn nhịp đón lũ

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 15/08/2013
Ngày cập nhật: 17/8/2013

Mùa lũ, những làng nghề đan lọp truyền thống của tỉnh An Giang nhộn nhịp hẳn. Nhờ vậy, hàng ngàn lao động nghèo có việc làm ổn định trong mùa nước nổi.

Làng đan lọp cua đồng ở Mỹ Hòa mùa nước nổi rất nhộn nhịp.

Mùa lũ, hàng trăm dân nghèo ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang tất bật đan lọp cua. Nghề đan lọp cua mang tính chất thời vụ, chỉ bận rộn vài tháng trong năm, nhưng thu nhập của người dân làng nghề khá ổn định. Ông Đinh Văn Đỏ, một người có thâm niên trong nghề đan lọp ở Mỹ Hòa, nói: "Tôi theo nghề này trên 20 năm, gia đình không có "cục đất chọi chim", chỉ sống bằng nghề đan lọp. Vậy mà ổn lắm! Nước lũ đầu nguồn đang lên cao, người dân bên Campuchia sang mua lọp cua rất nhiều, mỗi ngày tôi bán hơn trăm cái lọp. Hiện nay, giá lọp khoảng 35.000 đồng/cái, vốn đầu tư mỗi chiếc lọp gồm: tre lồ ồ, tiền công vót… khoảng 15.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, lãi 20.000 đồng/chiếc". Mỗi mùa nước, gia đình ông Đỏ làm trên 3.000 cái lọp, thu về khoảng 60 triệu đồng. Lọp cua Mỹ Đức được bà con từ các tỉnh Đồng Tháp, Long An, cả nông dân nước bạn từ Tà-keo, Kan Dal (Campuchia) cũng tìm mua lọp.

Theo thống kê của Trung tâm khuyến công tỉnh An Giang, hiện trong ấp có 63 hộ dân làm lọp cua, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nông nhàn. Ông Hồ Thanh Phong, ở Mỹ Hòa, cho biết: "Ngày trước, chỉ Mỹ Hòa mới đan lọp cua, nên nhiều người đến học hỏi cách làm. Hiện nay, nghề đan lọp cua đã mở rộng sang những địa phương khác, nhưng làng nghề ở đây vẫn đông đúc. Mới đây, Trung tâm Khuyến công tỉnh An Giang hỗ trợ máy vót ghẻ cho người dân làng nghề, giúp cho việc đan lọp cua thuận lợi hơn".

Không chỉ làng nghề đan lọp cua nhộn nhịp, mà khi con nước đầu nguồn đỏ quạch phù sa, làng nghề đan lọp cá linh xã Phước Hưng, huyện An Phú, cũng rục rịch mùa làm ăn mới. Tờ mờ sáng, rảo quanh cồn Cóc thuộc ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng đã nghe tiếng chặt tre lách cách và tiếng vót nan rót rét của cư dân. Ông Nguyễn Văn Tòng (Út Tòng, 60 tuổi), người có thâm niên trong nghề đan lọp cá linh cho biết: "Nhờ nghề làm lọp cá linh mà những hộ nghèo nơi đây có thu nhập ổn định mùa nước nổi. Nhớ lại mùa lũ lớn năm 2000, cá linh nhiều vô số, người dân chủ yếu dùng chài hoặc giăng câu thả lưới. Lúc đó, chưa ai nghĩ đến chuyện đặt lọp thu hoạch cá linh. Trong lần đi sang nhà người quen ở xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), tôi thấy thấy ngoài đồng có vài người ngụp lặn trong dòng nước lũ dỡ lọp cá linh. Ham quá, tôi hỏi mua một cái lọp mẫu về nhà, rồi tự mày mò đốn tre vuốt thẻ làm lọp. Ban đầu, làm hơn chục cái đặt ở ngoài đồng, mỗi buổi dỡ chạy trung bình 4kg cá linh/cái. Thấy hiệu quả, người dân trong vùng đến nhà hỏi mua lọp. Từ đó nghề sản xuất lọp cá linh ngày càng phát triển trong mùa lũ". Tiếng lành đồn xa, mỗi năm từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch là bạn hàng Campuchia và tỉnh Đồng Tháp đến đặt mua hàng chục ngàn cái lọp ở cồn Cóc. Mỗi mùa nước nổi, ông Út Tòng bán trên 2.000 cái lọp sang thị trường Campuchia. Theo ông Út Tòng, mỗi cái lọp giá 25.000 đồng, trừ chi phí, còn lời khoảng 12.000 đồng/cái. Bình quân 4 tháng làm lọp ông thu trên 15 triệu đồng. Đó là chưa tính đặt lọp thu hoạch cá linh vào mùa nước nổi.

Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Phước Hưng cho biết: "Cồn Cóc có 116 hộ, với 475 dân, trong đó trên 70% hộ làm lọp cá linh. Để duy trì bền vững làng nghề, xã đã thành lập Tổ sản xuất vào năm 2004. Nhiều năm qua, ngành chức năng tỉnh cũng phối hợp với Ngân hàng Chính sách- Xã hội phát vay cho những hộ nghèo sản xuất lọp cá linh từ 10-20 triệu đồng. Nhờ vậy, giải quyết việc làm cho trên 200 lao động nhàn rỗi ở địa phương, thu nhập trung bình 50.000 - 100.000 đồng/ngày. Bên cạnh đó còn giúp cho những hộ nghèo vươn lên khấm khá". Ông Trần Văn Mà là một trong những hộ nghèo ở cồn Cóc. Trước đây, gia đình ông Mà không có đất sản xuất, mùa nước nổi, gia đình đi đánh lưới thuê. Chuyển sang nghề sản xuất và đặt lọp cá linh, gia đình ông Mà đã thoát nghèo. Gia đình ông Mà có 4 thành viên, mỗi ngày sản xuất từ 15 - 20 cái lọp, thu nhập trên 100.000 đồng/người/ngày. Theo ông, năm nào lũ lớn, lọp cá linh sản xuất ra bán rất chạy và cả xóm đều ăn nên làm ra. Đồng thời, hạn chế được tình trạng thanh niên thất nghiệp, phải lên các khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Bình Dương tìm việc.

Đức Tuấn

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang