• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hồi sinh mô hình làm giá sạch

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 20/07/2013
Ngày cập nhật: 23/7/2013

Khác với cách ủ giá bằng chum, vại, thùng xốp, người dân ở phường Ninh Hiệp (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đang sản xuất giá bằng cách ủ trong cát, nhờ đó giá ở nơi đây sạch, trắng, giòn và ngọt hơn.

Chị Võ Thị Ánh Hoa (tổ dân phố 13, phường Ninh Hiệp) cho biết: “Nghề làm giá ở đây có từ rất lâu. Thời ông bà, cha mẹ của tôi đã làm nghề này, bây giờ đến đời tôi tiếp tục kế thừa. Làm giá là nghề giúp mọi người thoát nghèo”. Tận dụng khoảng đất trống hơn 30m2 trong vườn, chị Hoa đặt 20 lu đúc bằng xi măng có đường kính 1m, cao 50cm để ủ giá. Theo chị Hoa, để làm ra những cọng giá sạch, đầu tiên phải chọn đậu xanh có chất lượng tốt nhất, đồng thời phải chọn mua cát sạch ở vùng biển Ninh Diêm hoặc Ninh Hải. Cát mua về được sàng loại bỏ rác và sỏi để lấy cát mịn ủ giá. Cát ủ giá chỉ sử dụng 1 lần, nếu sử dụng lại lần 2, đậu sẽ không nảy mầm. Chị đem trộn đều theo tỷ lệ 1kg đậu xanh với 5kg cát, rồi cho vào lu xi măng ủ, mỗi ngày tưới nước sạch từ 4 đến 5 lần. Sau 4 ngày ủ là có thể thu hoạch. Chị Hoa cho biết, 1kg hạt đậu xanh sẽ cho 8kg giá. Trung bình mỗi ngày, gia đình chị sản xuất 100 - 150kg giá. Hiện nay, giá được bán 8.000 đến 10.000 đồng/kg. Trừ chi phí, mỗi ngày, gia đình chị thu lời từ 150.000 đến 200.000 đồng.

Chị Võ Thị Ánh Hoa kiểm tra sự phát triển của giá.

Ông Nguyễn Pho (tổ dân phố 12, phường Ninh Hiệp) có 25 năm làm nghề sản xuất giá sạch cho biết: “Vì chạy theo lợi nhuận nên nhiều nơi làm giá đã sử dụng thuốc kích thích trong lúc ngâm đậu và tưới nước. Tuy làm vậy sẽ cho cây giá béo mập, trắng sáng, đều... nhưng vị giá nhạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Để giữ uy tín, chúng tôi không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, nước tưới giá phải là nước sạch, không có tạp chất. Có như vậy, cây giá mới đảm bảo sạch, ngọt, giòn và giữ được mùi thơm của đậu xanh”. Được biết, chất lượng, thời gian và lượng nước tưới giá mỗi ngày là một trong những yếu tố quan trọng quyết định giá ngon hay dở. Chỉ cần quên một lần cho giá “uống nước” xem như mẻ ấy bị hỏng; khi ủ tuyệt đối tránh nắng, gió trực tiếp để giá không bị xanh. Tuy nghề làm giá không nặng nhọc nhưng lại đòi hỏi phải khéo tay, cẩn thận. Mỗi ngày, người làm giá phải thức dậy từ 1 giờ sáng để thu hoạch...

Trước đây, nghề làm giá ở Ninh Hiệp khá phát triển, trong phường có khoảng 30 hộ sản xuất giá sạch. Nhưng do thu nhập thấp cộng với thị trường tiêu thụ bó hẹp trong thị xã Ninh Hòa nên nhiều người bỏ nghề, có thời điểm chỉ còn 5 hộ làm nghề. Thế nhưng, những năm gần đây, trước nhu cầu sử dụng giá sạch của người dân tăng cao, giá bán cũng nhích dần nên nhiều hộ ở phường Ninh Hiệp đang trở lại với nghề làm giá sạch. Hiện nay, trên địa bàn phường có khoảng 15 gia đình trở lại với nghề. Bên cạnh đó, một số hộ ở các địa phương như: Ninh Diêm, Ninh Phụng... cũng tham gia sản xuất giá sạch. Tuy nhiên, hiện nay, nghề làm giá sạch ở đây vẫn đang phát triển tự phát, chưa có sự vào cuộc từ phía chính quyền địa phương để quản lý, hỗ trợ vốn sản xuất, xây dựng làng nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chị Võ Thị Ánh Hoa nói: “Nghề làm giá đã và đang giúp chúng tôi thoát nghèo. Hiện nay, chúng tôi cần sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương để mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm”.

Hiện nay, xây dựng một làng nghề chuyên sản xuất giá sạch là điều đáng khuyến khích nhằm bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng trong bối cảnh nguồn thực phẩm rau xanh đang có nguy cơ sử dụng nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Nguyễn Văn Lanh - Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Hiệp: Đây là nghề truyền thống của người dân nên chúng tôi luôn khuyến khích phát triển nghề này. Phường cũng đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm để sản xuất. Tuy nhiên, do nguồn quỹ còn hạn chế nên tỷ lệ các hộ được vay vốn ít. Thời gian tới, chúng tôi sẽ khảo sát để nắm bắt nhu cầu vốn, tìm hướng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo cơ hội việc làm cho những người dân sinh sống bằng nghề này.

PHÚ VINH

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang