• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Nội: Đốt rơm, rạ ở ngoại thành: Vừa gây ô nhiễm, vừa lãng phí

Nguồn tin: Kinh Tế Đô Thị, 13/06/2013
Ngày cập nhật: 14/6/2013

Đến hẹn lại lên, cứ vào mùa gặt, các cánh đồng ở ngoại thành Hà Nội lại mù mịt khói do người dân đốt rơm, rạ. Khói rơm theo gió tràn vào nội thành, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sinh hoạt của người dân. Không chỉ làm ô nhiễm môi trường, việc đốt rơm, rạ còn gây lãng phí nguồn nguyên liệu lớn trong nông nghiệp.

Mù mịt khói rơm

Từ nửa tháng nay, khi vào vụ gặt lúa, cứ chiều tối là các con đường, cánh đồng của các xã Đồng Tháp, Song Phượng, thị trấn Phùng… huyện Đan Phượng vào giờ "nổi khói". Khó rơm, rạ bay mù mịt vào các khu dân cư. Trên những tuyến đường giao thông nội đồng hay thậm chí cả đường nhựa, dấu vết do đốt rơm rạ để lại là những mảng cháy đen sì, tro bụi bay tứ tung. Chị Nguyễn Thị Hợp, thôn Thụy Ứng, thị trấn Phùng cho biết, gia đình chị cấy 4 sào lúa nhưng chỉ giữ lại 2 xe rơm, còn đốt ngay tại ruộng để lấy tro.

Đốt rơm dưới chân cột điện ven Quốc lộ 21B thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa. Ảnh: Nguyễn Trường

Tình trạng đốt rơm, rạ cũng diễn ra phổ biến ở huyện Hoài Đức. Sáng 11/6, mặc dù mới qua cơn mưa, nhưng trên cánh đồng lúa của thôn Lưu Xá, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức đã có một vài đống rơm nhả khói. Bà Nguyễn Thị Cúc, một người dân trong thôn cho biết, gia đình bà cấy hơn một mẫu lúa, trong đó toàn bộ 5 sào lúa tẻ đều được đốt ngoài ruộng, chỉ giữ lại rơm nếp để tuốt chổi bán. "Bây giờ, người dân đều đun bếp gas hoặc bếp than; chăn nuôi trâu, bò cũng ít, không dùng đến rơm nên hầu hết rơm được đốt ngay ngoài đồng" - bà Cúc chia sẻ.

Theo ông Cao Văn Tuyến - Phó Trưởng Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức, vụ xuân 2013, toàn huyện gieo cấy hơn 2.200ha, đến nay cơ bản thu hoạch xong; ước tính có khoảng 2/3 diện tích lúa sau khi gặt, rơm được đốt ở ngoài đồng. Ông Tuyến cho biết, mặc dù huyện đã có văn bản chỉ đạo các xã hướng dẫn bà con nông dân không đốt rơm, rạ ngoài đường, ngoài đồng, nhưng tình trạng này vẫn phổ biến trong vài năm trở lại đây. Hơn nữa, người dân chủ yếu đốt rơm vào buổi chiều, tối nên rất khó kiểm soát.

Theo ước tính của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), ở các huyện ngoại thành Hà Nội, tỷ lệ rơm, rạ đốt ngoài đồng ruộng có thể lên tới 60 - 90%. Đặc biệt, tình trạng đốt rơm, rạ tại các huyện ven đô như Đông Anh, Thanh Trì, Thanh Oai, Gia Lâm… khiến cho nhiều nơi trong khu vực nội thành chìm trong "biển khói", gây bức xúc trong nhân dân, nhất là những ngày thời tiết nóng bức.

Tìm giải pháp tận thu

Tình trạng đốt rơm, rạ ngoài đồng ruộng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Theo các nhà khoa học, các khí thải từ đốt rơm, rạ là những khí gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên. Ngoài ra, các loại khí thải này còn gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản...

Bởi vậy, theo ông Nguyễn Bá Sướng - Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, để hạn chế tình trạng đốt rơm, rạ, bà con nông dân có thể tận dụng những nguyên liệu này để trồng nấm hay dùng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Ông Ngô Tiến Dũng - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết thêm, quá trình đốt rơm, rạ, vô tình đã làm chết các loại thiên địch (con vật ăn sâu hại) và rất nhiều vi sinh vật có ích khác sống trong đất. Khi đó, dân lại phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn để diệt trừ sâu hại.

Do vậy, theo ông Dũng, áp dụng kỹ thuật trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm, rạ sẽ giảm được tình trạng đốt rơm, rạ hiện nay. Hơn nữa, mô hình này cho hiệu quả kinh tế cao, đạt trên 100 triệu đồng/ha. "Nếu toàn miền Bắc trồng 200.000ha khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu thì sẽ giảm được 960.000 tấn khí thải từ đốt rơm, rạ" - ông Dũng chia sẻ.

Ngoài ra, bà con nông dân có thể áp dụng kỹ thuật xử lý rơm tươi bằng u - rê để làm thức ăn cho trâu, bò. Đây là một tiến bộ kỹ thuật mới được Bộ NN&PTNT công nhận vào cuối tháng 5 vừa qua. Theo cách làm này, rơm tươi được kiềm hoá bằng u - rê cho phép bảo quản rơm không bị mốc, tăng hàm lượng dinh dưỡng và khắc phục được những hạn chế của việc xử lý rơm khô. Do đó, tiến bộ này có thể áp dụng tại các vùng chuyên canh bò sữa, bò thịt.

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của TS Nguyễn Mậu Dũng, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, lượng khí CO2 phát thải vào môi trường do đốt rơm, rạ từ 1,2 - 4,7 triệu tấn/năm nếu tỷ lệ rơm, rạ đốt dao động trong khoảng từ 20 - 80%. Lượng khí nhà kính phát thải vào môi trường do đốt rơm, rạ vùng Đồng bằng sông Hồng có thể gây thiệt hại về môi trường tương đương từ 19,05 - 200,3 triệu USD/năm.

Thiên Tú

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang