• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Dũng sỹ diệt chuột xứ Đoài

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 05/06/2013
Ngày cập nhật: 7/6/2013

Nói về mình, anh Cấn Văn Dung ở thôn Đại Đồng, xã Tuyết Nghĩa (Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ: Lẽ ra tôi là chiến sỹ chứ không phải như mọi người yêu quý gắn cho danh hiệu “dũng sỹ diệt chuột”.

Nhưng hiếm ai biết được đằng sau những lời khiêm nhường ấy là cả một câu chuyện dài của một nông dân dành tâm huyết cả đời mình để bảo vệ đồng lúa tốt tươi.

Năm 1990, anh Cấn Văn Dung là học viên Trường Sĩ quan lục quân 1. Mỗi lần về quê thấy cha mẹ già yếu, ruộng vườn xơ xác không có ai chăm sóc, anh quyết định làm đơn xin nhà trường cho rời quân ngũ về làm kinh tế để phụ giúp gia đình. Đang ở trong quân ngũ trở về đời thường, đối diện với những khó khăn, anh Dung không khỏi băn khoăn lo lắng. Khi lập gia đình chỉ có 1 sào vườn và mấy sào ruộng khoán.

Anh Dung bên những "sản phẩm" thu được

Anh trăn trở: Trồng cây gì, nuôi con gì, làm việc gì để ổn định kinh tế gia đình? Mình sinh ra ở nông thôn, luôn cháy bỏng tình yêu đồng ruộng, không lẽ nào đất đai lại phụ công người? Vì lẽ đó, anh không ngại vất vả nhọc nhằn tìm hiểu thổ nhưỡng của làng và tìm đọc trên báo những điểm sáng điển hình tiên tiến trong SX nông nghiệp.

Một lần đọc báo, anh Dung thấy mô hình SX vụ đông bằng gieo trồng cây đậu tương trên đất trũng ở xã Nam Triều (Phú Xuyên). Anh đã lặn lội đi học hỏi kinh nghiệm và tham vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông về việc đưa TBKT vào đồng ruộng quê mình. Quả thật đất đã không phụ công người. Vụ đậu tương đông năm ấy, anh Dung đã bội thu.

Năm 2000, nạn chuột hoành hành khắp nơi phá tan hoang khắp các xứ đồng của xã Tuyết Nghĩa. Những thửa ruộng nhà anh Dung cũng lâm vào thảm cảnh: Lúa, đậu tương, rau màu bị chuột tàn phá xác xơ khiến anh xót xa đến ứa nước mắt. Để tiêu diệt giặc chuột, anh Dung đã dùng nhiều cách như đặt bẫy bằng bả, bẫy dính, bằng cạm... song đều thất bại.

Nhưng lòng yêu ruộng đồng trong anh còn mạnh hơn cả sức tàn phá của loài chuột. Nó đã biến thành ý chí và lòng quyết tâm không chịu khuất phục trước khó khăn. Để bắt tay vào việc diệt chuột nhiều ngày anh Dung nằm bờ nằm bụi ngoài đồng từ chập tối đến sáng quên cả ngủ để tìm phương pháp đánh chuột, người gầy rộc đi.

Anh Dung còn cất công đi khắp nơi để "tầm sư" diệt chuột và thông qua các lớp tập huấn của khuyến nông về phòng trừ dịch hại cho cây trồng. Anh Dung đã nắm rõ được quy luật cũng như tập tính sinh học của lũ chuột. Biết cách dẫn dụ loài chuột vào cạm bẫy một cách hiệu quả.

Kết quả ngoài sức tưởng tượng của anh là số bẫy đặt đều bắt được chuột, thậm chí trên một bẫy còn dính 2 con liền. Thành công trong phương pháp diệt chuột, anh Dung đã mua bẫy đánh chuột giúp bà con hàng xóm. Có ngày anh diệt được gần 100 kg chuột.

Năm 2001, nạn chuột tàn phá càng nặng nề hơn trên toàn bộ diện tích lúa đã gây thất thu lớn cho xã viên HTX. Ban quản trị HTXNN Liên Thôn, xã Tuyết Nghĩa chưa có biện pháp xử lý để tiêu diệt được chuột.

Anh Dung đã thuyết phục để HTX cho nhận khoán diệt chuột trên toàn bộ ruộng đồng với mức thù lao sản lượng 2 kg/sào. Kết quả cuối năm nạn chuột đã được khống chế, đem lại cho bà con xã viên một vụ lúa bội thu và cũng mang về cho anh Dung một khoản thu 7.000.000 đồng trị giá 6.000 kg thóc.

Đến nay thu nhập từ diệt chuột hằng năm mang về cho gia đình anh gần 150 triệu đồng. Ngoài việc nhận khoán diệt chuột cho xã, anh Dung còn đem kinh nghiệm và bí quyết diệt chuột của mình nhận bảo vệ mùa màng cho nhiều đồng ruộng ở khắp các huyện vùng ngoại thành như Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất...

Riêng gia đình anh còn thành lập một đội chuyên diệt chuột từ 3 - 5 người với mức thu nhập bình quân cho 1 người là 12 triệu đồng/vụ lúa.

Từ tình yêu ruộng đồng đến việc đem kinh nghiệm và khả năng của mình để tiêu diệt chuột bảo vệ mùa màng, anh Cấn Văn Dung đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nông thôn mới trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

KIỀU MINH KHUÊ

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang