• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mua "cậu ông trời"

Nguồn tin: Quảng Nam, 27/10/2008
Ngày cập nhật: 28/10/2008

Ai cũng biết thịt cóc giàu đạm. Từ những năm tháng khó khăn thời bao cấp, thịt cóc là loại thực phẩm giúp những đứa trẻ èo uột “có da có thịt”. Bây giờ, nguồn thực phẩm dinh dưỡng dồi dào nhưng nhiều nơi thịt cóc vẫn được các cô các bà chọn làm món chống suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Chỉ có điều món này đã được dụng công chế biến để tiện sử dụng và đảm bảo an toàn. Từ nhu cầu thực tế, trên thị trường đã xuất hiện sản phẩm được chế biến từ thịt cóc tự nhiên và thế là hình thành nghề thu mua cóc thịt. Ngoài dùng làm thực phẩm, cóc còn là thức ăn chủ lực của rắn nuôi trong các trang trại.

“Tôi bắt đầu việc thu mua cóc từ năm ngoái trở lại đây. Ban đầu nhà tôi chủ yếu thu mua heo thịt xuất bán đi cánh phía Bắc, sau đó nhận thấy ở Vĩnh Phúc người ta rất cần mua cóc làm thức ăn cho rắn ở các trang trại chăn nuôi nên tôi kết hợp thu mua và bán cho họ”- lời của ông Lê Hùng (48 tuổi), chủ cơ sở thu mua cóc tại ngã ba Cây Cốc (Hà Lam, Thăng Bình).

Theo lời ông Hùng thì cứ thu gom trong vòng 3 ngày được cỡ 3 - 4 tạ cóc và gửi theo xe cho bạn hàng. Hỏi tại sao không thu gom cho nhiều hơn thì ông bảo nếu để lâu quá 4 ngày cóc sẽ chết rất dễ lỗ vốn. Hiện tại giá thu mua cóc các loại (không kể lớn nhỏ, cóc đen hay cóc vàng) là 9.000 đồng/kg. Khi bán cho bạn hàng tận nơi sẽ có giá từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng một ký. Tôi hỏi: “Nếu như vậy trừ chi phí vận chuyển chắc lời đậm?”. Ông Hùng bảo: “không phải vậy đâu chú ơi. Chi phí vận chuyển thì không bao nhiêu, nhưng cái chính là hao hụt do cóc chết mà không làm sao khắc phục được. Có chuyến hàng hao hụt chỉ còn một phần ba, nên lời lãi không bao nhiêu”.

Đã từng nghe chuyện giá thịt cóc thành phẩm (đã làm sạch, loại bỏ độc tố) có giá lên đến một triệu đồng mỗi ký, tôi dò hỏi có chắc là cóc này dùng để làm thức ăn cho rắn hay đem chế biến làm thực phẩm, ông Hùng bộc bạch: “Chuyện đó thì có trời mới biết, bởi khi xuất hàng đi tôi cũng chỉ gửi theo xe. Nhưng quanh khu vực này thời gian gần đây có một số người nói giọng Bắc đi lùng mua cóc vàng rồi làm thịt tại chỗ sau đó nghe nói đem về chế biến thành dăm bông và bột cóc. Còn theo lời kể của mấy tài xế đường dài thì ở Vĩnh Phúc người ta tổ chức nuôi cóc quy mô lớn để chế biến thành những món nhậu đặc sản trong các nhà hàng…”.

Được biết cóc ông Hùng thu mua phần lớn là ở cánh tây huyện Thăng Bình, và người đi lùng bắt cóc cũng chỉ là những em nhỏ. Theo ông Hùng thì với giá mua như hiện nay, mỗi người bắt cóc cũng thu được một khoản tiền kha khá.

Em Sơn, nhà ở thôn 2, Bình Quý, rụt rè kể: “Em năm nay học lớp 7, ba mẹ đều làm nông khó kiếm ra tiền lắm. Tranh thủ buổi chiều, em rủ mấy bạn hàng xóm đi bắt cóc kiếm thêm thu nhập”. Theo lời Sơn thì trung bình mỗi buổi em bắt được từ 3 đến 5 ký cóc, bữa nào trúng có khi đến bảy tám ký.

Với khoản thu nhập khá hấp dẫn, sẽ không có gì đáng nói nếu việc lùng bắt cóc không tiến hành đại trà và chưa ai nghĩ đến việc quan tâm nhân nuôi có kế hoạch. Bởi vì cóc là loại thiên địch của côn trùng, sâu bọ phá hoại mùa màng, nếu tận diệt chúng sẽ lặp lại tình trạng như săn bắt rắn tràn lan tạo điều kiện cho chuột sinh sôi phá hại lúa và hoa màu đã từng xảy ra. Mặt khác, thi thoảng đâu đó vẫn xảy ra tình trạng ngộ độc do ăn phải thịt cóc chưa loại bỏ hét độc tố.

Hy vọng việc biến cóc thành sản phẩm đem lại nguồn thu nhập cũng cần quan tâm đến cân bằng sinh thái và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

TẤN ĐƯỜNG

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang