• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Dương: Khuyến nông góp phần xây dựng nông thôn mới

Nguồn tin: Báo Hải Dương, 06/04/2013
Ngày cập nhật: 8/4/2013

Công tác khuyến nông giúp người dân nâng cao kiến thức về sản xuất, giúp giảm nghèo, tăng thu nhập...

Mô hình nuôi vịt an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương triển khai đã mang lại hiệu quả cao, giúp người nông dân phát triển chăn nuôi

Nhiều năm trở lại đây, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, dịch bệnh, sâu bệnh phá hại, giá vật tư, cây, con giống tăng, song sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương vẫn gặt hái được những thành công lớn. Thành công đó có được từ sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành và sự đóng góp tích cực, đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống khuyến nông.

Trung bình mỗi năm, hệ thống khuyến nông trong tỉnh tổ chức được 1.800 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho trên 120 nghìn lượt nông dân tham dự, cấp phát trên 130 nghìn bộ tài liệu kỹ thuật. Với nhiều hình thức tập huấn khác nhau, linh động, phù hợp với từng hoàn cảnh, thời gian (tập huấn tại hội trường, hiện trường, thực hành, tổ chức các lớp tập huấn đầu bờ, đầu chuồng theo phương pháp cầm tay chỉ việc...) đã giúp nâng cao hiệu quả phù hợp với trình độ, nhận thức, đặc thù sản xuất, tập quán canh tác ở từng vùng. Qua đó, đã cung cấp cho người dân những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, thông tin thị trường, các quy trình kỹ thuật thâm canh, sản xuất. Nhờ vậy, kiến thức và kỹ năng của người dân được nâng lên, giúp nâng cao tay nghề, trình độ sản xuất, bỏ thói quen, tập quán canh tác lạc hậu...

Anh Tăng Bá Đô ở xã Thanh Lang (Thanh Hà) cho biết: "Trước đây, do chưa được tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, thâm canh cây trồng, nuôi thuỷ sản nên hiệu quả trong chăn nuôi của gia đình tôi không cao. Từ khi tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tôi đã có kiến thức áp dụng vào sản xuất cùng với những kinh nghiệm có được nên việc chăn nuôi, trồng trọt của gia đình tôi phát triển thuận lợi, cây trồng, vật nuôi ít bị dịch bệnh". Được biết, trước đây, gia đình anh Đô là hộ nghèo, nay không những đã vươn lên thoát nghèo mà còn trở thành hộ làm ăn giỏi trong xã. Năm 2011 và 2012, gia đình anh đều thu khoảng 350 triệu đồng từ mô hình trồng sắn dây và nuôi cá, sau khi trừ chi phí, anh còn lãi khoảng 100 triệu đồng.

Bên cạnh những hiệu quả có được từ các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thuỷ sản, những lớp tập huấn về xử lý môi trường cũng mang lại hiệu quả thiết thực. Anh Nguyễn Văn Nam ở xã Cẩm Chế (Thanh Hà) cho biết: "Gia đình tôi làm nghề xay xát gạo và nấu rượu. Trung bình mỗi năm tôi nuôi 100 con lợn thịt và 1 - 2 con lợn nái. Do vậy, lượng chất thải từ chăn nuôi rất nhiều mà chủ yếu thải trực tiếp ra môi trường, không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường, nhất là khi trời nắng hoặc mưa to, mùi hôi thối bốc lên càng nặng. Những hộ dân bên cạnh đã nhiều lần có ý kiến khiến tình làng nghĩa xóm bị rạn nứt, nhưng gia đình tôi không thể không chăn nuôi khi đã đầu tư chuồng trại. Năm 2006, sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức lớp tập huấn về lợi ích và hiệu quả của sử dụng công trình khí sinh học, tôi đã xây dựng hầm bi-ô-ga để xử lý chất thải trong chăn nuôi. Nhờ đó đã giải quyết được các vấn đề về môi trường, tình làng nghĩa xóm được nối lại".

Song song với tập huấn kỹ thuật, việc xây dựng các mô hình cũng luôn được trung tâm quan tâm thực hiện. Nhiều năm qua, những thành công của các mô hình: vỗ béo bò thịt, chăn nuôi ngan, vịt thịt an toàn sinh học, mô hình lợn nái ngoại, mô hình lúa lai, lúa chất lượng, trồng ngô, khoai tây, mô hình ứng dụng công nghệ sạ hàng vào gieo thẳng lúa, nuôi ghép cá chép, cá trắm, thâm canh tôm càng xanh... được trung tâm triển khai đã giúp người dân hiểu được hiệu quả của việc sử dụng giống tốt, canh tác, thâm canh theo khoa học, từ đó mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô và làm giàu từ phát triển kinh tế nông nghiệp. Anh Nguyễn Văn Dụ ở thôn Thượng Đỗ (xã Thượng Vũ, Kim Thành) cho biết: "Trước đây, tôi chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ 5 - 10 con lợn thịt, không dám nuôi nhiều một phần sợ dịch bệnh, một phần do không có kỹ thuật. Năm 2009, tôi tham gia mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản hướng nạc do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai. Tham gia mô hình, tôi được trung tâm cho đi tập huấn, đi tham quan thực tế các mô hình nuôi lợn có hiệu quả kinh tế cao trong tỉnh và quan trọng hơn là đã được thực hành kỹ thuật chăn nuôi ngay trên đàn lợn của nhà. Từ thành công của mô hình cộng với kiến thức có được, tôi mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện nay, mỗi năm gia đình tôi thu lãi gần 100 triệu đồng từ chăn nuôi lợn". Không những thế, anh Dụ còn hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ khác phát triển và làm giàu từ chăn nuôi.

Có thể nói, công tác khuyến nông luôn được coi là người bạn của người dân, là một mắt xích quan trọng giữa nông dân với nhà khoa học, Nhà nước và nhà doanh nghiệp giúp người dân nâng cao nhận thức, kiến thức về sản xuất nông nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, giúp giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân. Qua đó, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

LÊ KHOA

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang