• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Phát huy thế mạnh du lịch nông dân

Nguồn tin: Báo An Giang, 18/03/2013
Ngày cập nhật: 20/3/2013

Đây là loại hình “du lịch cộng đồng” do Agriterra (Tổ chức Nông dân Hà Lan) trực tiếp tài trợ và Hội Nông dân An Giang triển khai bằng dự án “Thành lập Trung tâm Du lịch nông dân” giai đoạn II (2011-2014). Đã có trên 10.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến với An Giang trong năm 2012.

Tham gia dự án giai đoạn I (2009-2011), ông Chau Kim Sary (nông dân xã Văn Giáo), Trưởng nhóm nông dân đồng sở thích ở đây, hồ hởi: “Công tác tập huấn, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị… đã chuẩn bị sẵn sàng, ai cũng háo hức ngày khai trương hoạt động. Đồng bào Khmer đều biết dự án này. Bà con muốn đón coi mô hình mới mần ăn tại phum, sóc mình”. Có thể nói, du lịch cộng đồng là loại hình mới, là sản phẩm mới của ngành Du lịch An Giang, vừa là nét độc đáo xuất hiện lần đầu trên vùng Bảy Núi. “Đây là điểm đón khách đầu tiên, tôi hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp, góp thêm thu nhập cho gia đình. Hiện tại, quán giải khát vẫn hoạt động bình thường, đón khách hành hương, thỉnh thoảng mới có đoàn khách đông người” – chị Nguyễn Thúy Nga (chủ quán giải khát nước thốt nốt ở tổ 9, ấp Đây Cà Hom, xã Văn Giáo) chỉ bảng hướng dẫn tour “Du lịch nông dân ở Văn Giáo”, bày tỏ.

Trong một chuyến khảo sát thực tế, chị Riane Koopmans, đại diện Tổ chức Nông dân Hà Lan rất thích thú khi được dự lễ cưới tại gia đình ông Chau Kim và bà Neáng Khâm và dùng bữa tiệc “đầu tiên” với phum, sóc của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi. Hôm đó, có cả dàn nhạc ngũ âm biểu diễn, nam nữ thanh niên Khmer múa, hát theo phong cách dân tộc mình; không khí vô cùng sống động khi cả cô dâu và chú rể, lẫn chủ nhà và khách đều cao hứng theo điệu nhạc xập xình. Sinh hoạt mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Khmer và khởi đầu cho tour “Du lịch nông nghiệp” ở An Giang. Theo chương trình tour, tại Văn Giáo có xe ngựa rước khách tham quan lò nấu đường thốt nốt ở Mằng Rò, làng nghề dệt thổ cẩm Sray Sakoth, viếng chùa Văn Râu… “Tôi thấy cách làm vừa hay, vừa lạ với đồng bào Khmer ở Văn Giáo. Hồi nào tới giờ, đâu ai biết làm du lịch, đưa đón khách gì đâu” – anh Lê Văn Màng, người dân sở tại cảm nhận.

Để tour “Du lịch nông nghiệp An Giang” đi vào hoạt động, Ban Điều hành Dự án (Hội Nông dân tỉnh An Giang) đưa ra lịch trình tour “72 giờ trong vùng Thất Sơn”, điểm đón khách đầu tiên tại An Giang được tổ chức ở cù lao Ông Hổ (TP. Long Xuyên) và dừng chân tại Văn Giáo (huyện Tịnh Biên); khoảng giữa tour có các điểm, như: Làng bè Châu Đốc, làng nghề thổ cẩm dân tộc Chăm ở Châu Phong, núi Sam, chợ Cửa khẩu Tịnh Biên, rừng tràm Trà Sư, núi Cấm, Tức Dụp, Ô Lâm, Ba Chúc... Chị Hồ Thị Vân (nông dân xã Mỹ Hòa Hưng) cho hay, sinh hoạt homestay (nơi nghỉ ngơi) cho du khách được chăm sóc chu đáo và ngày càng thuận tiện hơn. “Lịch sự, phục vụ không phải chỉ lấy tiền, mà còn là biểu hiện nét văn hóa địa phương và giới thiệu cù lao Ông Hổ, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng – Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia đặc biệt với bạn bè quốc tế” – chị Vân nhận thức.

Ông Võ Thành Trang (ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân) kể lại, du khách đến với Vàm Nao được thưởng ngoạn phong cảnh sông nước và tha hồ cùng với người dân sở tại đánh bắt cá nước ngọt, thích thú ngắm đèn đêm trên một khúc sông rất đặc trưng. “Nhân cơ hội này, chúng tôi còn giới thiệu với du khách về đất nước và con người An Giang, tạo ra sinh hoạt gần gũi và thu hút du khách trở lần sau” – ông Trang bày tỏ. Còn bà Nguyễn Thị Xuân Loan, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Long Xuyên nhận xét, sinh hoạt homestay tại cù lao Ông Hổ có nhiều tiến bộ và du khách cũng cảm thấy thoải mái hơn. Qua đó, nhiều nông dân tham gia, hưởng lợi từ dự án rất tốt, nhất là chuyện tạo công ăn việc làm cho người lao động trên đất cù lao. Hy vọng, mô hình du lịch nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa, bởi Long Xuyên cũng đang đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa nông thôn.

Để hoạt động du lịch nông dân ngày càng phát triển bền vững và tiến tới việc thành lập Trung tâm Du lịch nông dân (Hội Nông dân tỉnh An Giang), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Việt Hiệp cho rằng, mỗi xã, phường, thị trấn tham gia dự án cần tạo ra sản phẩm thế mạnh về ẩm thực, văn hóa đặc thù, làng nghề… để phát huy. “Du lịch nông nghiệp, sinh hoạt cộng đồng, tour homestay… đang là xu thế phát triển hiện nay. Do vậy, Hội Nông dân tỉnh và các địa phương tham gia dự án cần liên kết, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người An Giang” – ông Hồ Việt Hiệp nhấn mạnh.

TRỌNG ÂN

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang