• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Cạn kiệt cá đồng tự nhiên

Nguồn tin: Báo An Giang, 13/03/2013
Ngày cập nhật: 14/3/2013

Đó là hiện tượng rất phổ biến tại các chợ quê ngoại thành Long Xuyên (An Giang) đến vùng Tứ giác Long Xuyên, khi cá đồng nước thưa thớt dần. Với các loài cá nuôi bè, ao, hầm… thì giá rất phải chăng, còn cá đồng rặt lại bán không chừng đỗi, khiến người tiêu dùng khi cầm tiền mua cho bữa ăn gia đình phải cân nhắc, đắn đo...

Nghề cào cá đồng tự nhiên ở Vĩnh Hanh cũng giảm sút trong mùa cạn kiệt.

Chợ cầu số 5 – Vĩnh Bình, cầu số 10 – Vĩnh An, Tân Phú… (huyện Châu Thành), Tây Phú, An Bình… (huyện Thoại Sơn), Tân Tuyến, Cô Tô, Tà Đảnh… (huyện Tri Tôn)… vốn nổi tiếng là khu vực tụ họp nhiều loài thủy sản miệt đồng nước, nhưng giờ đây cá đánh bắt thiên nhiên cũng ít dần, kể cả với loài cá phổ biến, như: Cá lóc, cá trê, cá rô… Ngay tại đầu mối vùng kênh Võ Văn Kiệt, T4, T6… muốn kiếm con cá đồng không đơn giản. Lão nông Võ Văn Thủ (ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Phước) nói vui, mùa khô trên đồng cạn kiệt, ai nấy lo thời vụ sản xuất, không đi bắt cá mắm gì được. Vả lại, nguồn lợi kênh Vĩnh Tế đâu còn như xưa, cá ở đây ăn toàn là của đồng tràm Mẹc Lung, Vĩnh Điều, Tân Khánh Hòa chở ra. “Có mấy người tổ chức nuôi cá lóc, cá rô, lươn… nhưng năm trúng năm thất, thức ăn tăng cao; nghe nói hổng thạnh gì cho mấy, mua bán hổng suông sẻ nên hổng ai còn mặn mà cho lắm” – ông Thủ kể. Vậy là, nguồn thủy sản nuôi trồng bổ sung cho đánh bắt bị hụt hẫng, mặt hàng cá đồng thay bằng cá biển từ Vàm Rầy, Ba Hòn chở sang.

Nông dân vùng Tứ giác Long Xuyên nói rằng, hồi đó, bạn hàng mua cá đồng thường xuyên có mặt khắp các nẻo đường, hễ ai bắt được con cá đem bán là có người mua, nhất là các loài đặc sản, như: Tôm, lươn, rắn, rùa, ếch… không sợ ế chợ hay dội hàng. Ông Đào Văn Thuận (ấp Trung Phú 6, xã Vĩnh Phú) cho hay, bây giờ muốn “lai rai” mồi ngon hay mua đem về ăn phải đi chợ thiệt sớm, cứ việc trời hừng sáng lên một chút là tới chợ chẳng còn thứ gì. Tất cả, bạn hàng thu gom đưa về chợ huyện, chợ tỉnh ăn hết, chỉ còn lại mấy thứ cá hủn hỉn. Nhà nào có khách, lỡ buổi chợ, đành phải cho ăn… đạm bạc; bằng không thì bắt đại con gà, con vịt cho qua bữa. Như để chứng minh cho điều mình nói, ông còn dẫn chúng tôi đi dạo chợ để nhìn thực hư, quả thật toàn là rau cải và các loài cá nuôi bè, ao hầm, như: Điêu hồng, cá tra, cá lóc, cá rô và đa số các loài hải sản.

Nhớ lại thời sung túc nhất, mấy mùa nước tràn đồng và thời điểm nước rút cuối năm, nguồn thủy sản đồng nước thiên nhiên dồi dào đủ chủng loại, thực phẩm tươi sống cho bữa ăn hàng ngày không thiếu thứ nào. Song, trước sức tiêu thụ ngày càng lớn, con cá miệt đồng lại “xuất khẩu” đi mạnh hơn, mọi biện pháp đánh bắt được áp dụng nhanh chóng, kể cả việc rà và cào điện. Do vậy, cá đồng ở chợ quê vùng Tứ giác Long Xuyên ngày càng thưa dần, các loài đặc sản “có một không hai” lại trở nên khan hiếm. Đến chợ Ba Thê, nghe hỏi cá mắm miệt đồng, người dân thị trấn Óc Eo nói ngay: “Cả trăm ngàn đồng một ký. Dám mua hông mà hỏi”. Chúng tôi vặn lại: “Có thiệt cá đồng không”. Người bán cười cười: “Cá đồng thứ thiệt à. Họ tát hầm, đường nước mới bắt được. Nhưng mà hiếm lắm, vài bữa mới gặp bán một lần; mấy người có tiền thấy thì chớp liền, có đâu tới lượt mình mua”.

“Rắn trun bây giờ cũng ít, lâu lâu mới gặp, con nhỏ cỡ ngón tay út. Gom hết chợ kênh Ông Cò chưa đầy một ký” – anh Mai Sao, bạn hàng ngoại thành Long Xuyên, cho hay. Đối với ốc đồng thì… mất tích từ lâu! Cua thuộc loại… đồ bỏ trước đây, nay lên đến 30.000đ – 40.000 đ/kg vì khan hiếm. Còn đối lươn, ếch đồng cũng “toàn là những thứ nuôi không hà, ít ai chịu ăn. Báo hại mình mua bán cũng giảm sút theo” – anh Mai Sao nói. Nhiều người cao tuổi ở ngoại thành Long Xuyên còn nói, cá mắm thiên nhiên là phải sinh sống trên kênh, rạch và đồng nước; mà nó không có điều kiện trú ngụ để sinh sôi nảy nở, tái tạo thì tất nhiên bị cạn kiệt. Anh Trần Văn Hết (ấp Bình Hòa 1, xã Mỹ Khánh) tỏ ra hiểu biết: “Ông bà ta hay nói, về sông ăn cá, về đồng ăn cua nhưng ngày nay cá đồng khan hiếm, cua đồng cũng biến mất… Nhất nhất đều ngóng trông về chợ hết”.

Chợ Ba Thê được xem là đầu mối vùng Tứ giác Long Xuyên, giao thương thuận tiện cả đường bộ lẫn đường sông, nên hàng hóa tiêu thụ mạnh, đầy ắp các loài cá đồng. Hồi đó, cứ việc sáng sớm, tấp nập xuồng ghe, tắc ráng về Ba Thê là lớp mua bán cá, lớp người sắm vật dụng gia đình, không khí chợ quê nhóm họp nhộn nhịp, sung túc lên hẳn. Thời kỳ hưng thịnh nhất, hàng ngày có từ 8.000 kg đến 10.000 kg các loài thủy sản thiên nhiên tập trung về đây, chưa kể số bạn hàng lẻ mua dạo theo các tuyến kênh. “Vựa có xe tải nhẹ, tắc ráng loại lớn chuyển về Long Xuyên, rồi đưa đi thẳng các nơi, không phải qua trung gian” – ông Nguyễn Văn Nở, dân sở tại kể lại. Còn bạn hàng lẻ, dùng xe Honda chở vài chục ký cá đưa về Long Xuyên và các chợ nhỏ ngoại thành. Bây giờ, sinh hoạt đó chỉ còn trong ký ức của người dân Tứ giác Long Xuyên, họ xem đó như là một kỷ niệm đẹp một thời gắn bó với vùng đất này.

TRỌNG ÂN

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang