• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Thương lái tận thu cây cà gai leo

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 12/03/2013
Ngày cập nhật: 13/3/2013

Với giá bán từ 3.500 - 5.000 đồng/kg, hơn 1 tháng nay, người dân ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi đổ xô đi săn lùng cây cà gai leo (người địa phương gọi là cây cà quánh, cà quýnh) để bán cho đầu nậu từ phía Bắc vào thu mua. Điều này giúp cho nhiều người dân thêm thu nhập, nhưng nguồn lợi này có thực sự tốt?

Chiều ngày 10/3, chúng tôi tìm đến điểm thu mua cây cà gai leo của một người phụ nữ có tên là Bình nằm ở phía nam cầu La Hà (thị trấn La Hà, Tư Nghĩa). Lúc này khoảng 5 giờ chiều, điểm thu mua này khá nhộn nhịp, bởi hàng chục người dân ở trong vùng và lân cận đang chở cây cà gai leo đến đây để bán.

Cầm trên tay số tiền gần 300 nghìn đồng vừa có được từ việc bán 80 kg cây cà gai leo, chị Thơm ở xã Nghĩa Phương có vẻ không hài lòng: Thấy người dân đổ xô đi săn lùng cây cà gai leo về bán nhiều nên các điểm thu mua ép giá. Mấy ngày trước giá còn 5.000 đồng/kg, thì 80 kg chị cũng kiếm được 400 nghìn đồng, giờ chỉ giảm xuống còn 3.500 đồng/kg nên chỉ còn 280 nghìn đồng.

Chị Thơm kể: Đang không có việc làm, thấy người ta mua cây cà gai leo, nên hai vợ chồng chị đi kiếm về bán. Mỗi ngày hai vợ chồng anh chị cũng có được trên 200 nghìn từ việc bán cây cà gai leo.

Người dân đến bán cây cà gai leo tại điểm thu mua của bà Bình

Theo người dân, có bao nhiêu cây cà gai leo thì bà Bình cũng mua hết. Với giá bán từ 3.500 đồng - 5.000 đồng/kg cà gai leo tươi, thấy dễ kiếm tiền nên khá nhiều người đổ xô đi tìm kiếm loại cây này.

"Lúc đầu còn ít người đi tìm chặt, nhổ cây cà gai leo, nhưng bây giờ nhiều người đi lùng sục khắp các nơi để tìm kiếm theo kiểu tận diệt đào cả gốc, rể bán cho các chủ thu mua, nên cây cà gai leo cũng ít dần, muốn kiếm được nhiều hai vợ chồng chị phải đi xa cả chục cây số" - Chị Thơm cho hay.

Theo quan sát của chúng tôi, tại điểm thu mua của bà Bình, đủ mọi thành phần, lứa tuổi, không chỉ người lớn mà còn có cả những em học sinh đến đây để bán cây cà gai leo.

Đang đứng chờ đến lượt để bán số cà gai leo kiếm được, em Phước (15 tuổi) ở thị trấn La Hà (Tư Nghĩa) cho biết: Tranh thủ những ngày cuối tuần em đi kiếm cây cà gai leo về bán. Bình quân mỗi ngày em cũng kiếm được gần 100 nghìn đồng.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, chỉ tính riêng một điểm của bà Bình, thì mỗi ngày lượng cây cà gai leo đã được thu mua tại đây ước tính khoảng vài tấn cây cà gai leo tươi.

Cà gai leo sau khi thu mua sẽ được các chủ đầu nậu thuê người chặt thành đoạn nhỏ để phơi khô

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tiếp tục tìm điểm một điểm thu mua cây cà gai leo khác nằm ở gần khu công nghiệp La Hà (Tư Nghĩa) - nơi đây được xem là điểm tập kết hàng khá lớn từ nhiều điểm thu mua trong tỉnh. Bình quân mỗi ngày có cả chục tấn cà gai leo được tập kết về.

Trên khuôn viên gần 500m2 đất trống, những đống cà gai leo chất la liệt khắp nơi. Tại đây, có khoảng 20 lao động đang cật lực để sơ chế số cà gai leo từ các điểm nhỏ chở đến. Số cà gai được chặt thành từng đoạn nhỏ, với chiều dài từ 10-20cm để phơi khô dọc theo các tuyến đường gần với điểm thu mua. Sau đó được cho vào khuôn bằng sắt để ép thành từng bánh để vận chuyển đi.

Theo lời của ông Phương, ở xã Nghĩa Phương (Tư Nghĩa), đang chặt thuê cà gai leo thành đoạn nhỏ tại đây, thì mỗi ngày chặt khoảng 200 tạ, được trả công 50.000 đồng/tạ.

Khi chúng tôi hỏi có biết người ta thu mua cây cà gai leo về làm gì không, thì ông Phương lắc đầu: Nghe đâu người ta nói là chở ra bán ở các tỉnh phía Bắc để làm thuốc chữa bệnh gan, còn sự thật ra sao thì chịu.

Còn một số người bán thì cho rằng, người ta thu mua cây cà gai leo đưa ra ngoài Bắc để xuất sang Trung Quốc, chế biến thành các loại biệt dược, thần dược.

Nơi được xem điểm tập kết cây cà gai leo từ nhiều nơi trong tỉnh

Tiếp xúc với chúng tôi, một người đàn ông nói giọng miền Bắc giới thiệu là chủ điểm thu mua này cho biết: Số cà gai leo mua tại đây để chở ra Hà Nội bán cho công ty Tuệ Linh để làm thuốc chữa bệnh gan chứ không phải bán sang Trung Quốc như một số người nói. Bình quân khoảng 4 kg cà gai leo tươi thì phơi được 1kg cà gai leo khô.

Thế nhưng, điều chúng tôi băn khoăn là nếu mua loại cây này để chở ra Hà Nội làm thuốc thì chẳng có vấn đề gì phải giấu giếm đến nỗi, khi chúng tôi có ý định chụp ảnh thì một số người nói giọng miền Bắc trong điểm thu mua ngăn cản, thậm chí hăm dọa không cho chụp ảnh.

Hiện tại, ngoài huyện Tư Nghĩa, ở nhiều địa phương khác trong tỉnh cũng có người đứng ra thu mua loại cây này. "Không biết người ta thu mua về để chế biến thuốc, hay xuất đi đâu? Thế nhưng cứ cái đà này vài ngày nữa cây cà gai leo sẽ bị tận diệt" - ông Nguyễn Long (70 tuổi) ở thị trấn La Hà lo lắng.

Cây cà gai leo có nhiều tên gọi khác như: cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh, cà gai dây, cà lù. Tên khoa học Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens lour, thuộc họ cà (Solanaceae). Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta. Theo một số tư liệu thì đây là cây thuốc nam dùng để điều trị bệnh viêm gan B, với bộ phận dùng là rễ, cành lá và cả quả.

Cây cà gai leo là loại cây có chức năng giữ đất rất tốt, người dân thường dùng để che chắn, làm hàng rào cho đồng ruộng... Trước đây, từ những tin đồn thổi, đã có nhiều cây thuốc bị săn lùng theo kiểu tận diệt như: Cây mật nhân, cây xáo tam phân... thì nay lại bùng lên cơn sốt săn tìm cây cà gai leo, nhiều người đặt câu hỏi, liệu sau cây cà gai leo thì sẽ tới loại cây nào sẽ tiếp tục được săn lùng, tận diệt ?

Bảo Ngọc

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang