• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Ninh: Khi nông dân có lương hưu

Nguồn tin: Báo Bắc Ninh, 08/03/2013
Ngày cập nhật: 11/3/2013

Nông dân cũng có lương hưu - ước mơ của nhiều nông dân đã trở thành hiện thực khi quỹ hưu nông dân được thành lập. Đến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh đã có hơn 1.000 hội viên nông dân hết tuổi lao động cũng được cấp “sổ hưu” và nhận lương hàng tháng, đây là nguồn động viên lớn cho nhiều nông dân khi bước vào tuổi già.

Nhờ có quỹ hưu nông dân mỗi tháng gia đình ông Báo có thêm 30 kg thóc.

Điểm tựa của nông dân khi hết tuổi lao động

Không cần cơ quan bảo hiểm, quỹ hưu nông dân được thành lập trên cơ sở Hội Nông dân tự hạch toán, tự thu chi, tự định ra số tiền đóng góp của mỗi hội viên tham gia. Quỹ hưu nông dân ra đời với mục đích tạo nguồn an sinh xã hội cho người nông dân khi hết tuổi lao động, đặc biệt lúc đau yếu bệnh tật. Khi đến tuổi nghỉ hưu, hội viên nông dân được lĩnh lương hưu hàng tháng. Số tiền thực lĩnh mặc dù chưa nhiều, song đây thực sự là nguồn động viên, giúp người nông dân yên tâm hơn lúc tuổi già bóng xế, nhất là những trường hợp độc thân, cô đơn không nơi nương tựa.

Quỹ hưu nông dân được thành lập từ năm 1992 đầu tiên tại thôn Ất (Hạp Lĩnh, Tiên Du nay là thành phố Bắc Ninh) đến nay đã nhân rộng ra 17 chi hội thuộc Hội Nông dân thị xã Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh với tổng số quỹ gần 4 tỷ đồng, hàng năm trợ cấp hưu cho hơn 1.000 hội viên với số tiền từ 150.000 - 800.000 đồng/người/năm.

Chi hội nông dân khu phố Ất, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh là một trong những chi hội quản lý và duy trì có hiệu quả nguồn quỹ hưu này. Ông Nguyễn Anh Hào, Trưởng ban điều hành quỹ cho biết: “Theo quy định của quỹ hội viên từ 18 tuổi trở lên có thể tham gia quỹ, đối với những nông dân từ 50 tuổi trở lên nếu muốn tham gia để hưởng lương hưu ngay có thể đóng luôn 100 kg thóc. Đến tuổi 60, hội viên tham gia vào quỹ hưu sẽ được hưởng lương là 10 kg thóc/tháng. Những hội viên đóng đủ 100 kg thóc cho quỹ mà chưa đến tuổi nghỉ hưu sẽ được quỹ trả lãi suất 27 kg thóc/năm. Khu phố hiện có 384 hội viên được nhận lương hưu và lãi từ quỹ, chiếm 75% tổng số hội viên”.

Gia đình cụ Nguyễn Thị Viện, có 4 khẩu thì 3 khẩu được nhận lương hưu. Ông Đặng Đình Báo, con cụ Viện cho biết: “Gia đình tôi có 4 khẩu, mẹ tôi năm nay 94 tuổi, hai vợ chồng tôi cũng đã 75 tuổi rồi, giờ chúng tôi không thể đi làm đồng được nữa, con gái cả thì đau yếu không lao động được. Mẹ tôi được hưởng lương hưu từ khi quỹ mới thành lập, vợ chồng tôi được 15 năm nay, hiện nay mỗi tháng gia đình được nhận 30 kg thóc, đủ gạo ăn cho cả nhà, chỉ phải lo thêm chi phí thức ăn là đủ sống. Khi ốm đau, ngày lễ người cao tuổi, ngày Tết cũng được quỹ thăm hỏi động viên và cho đường, sữa”.

Ngoài gia đình cụ Viện, trong khu phố có rất nhiều hội viên được hưởng lương hưu hơn 10 năm nay như: ông Lê Văn Thọ, Lê Văn Dụ, Lê Văn Giảng, Nguyễn Đình Cơ,… Với những người bình thường mỗi tháng 10 kg thóc không đáng là bao nhưng với những người già cả, không còn sức lao động thì quỹ hưu không chỉ là nơi giúp đời sống bớt đi lo lắng, cực nhọc mà còn thắt chặt thêm tình nghĩa xóm làng, đùm bọc lẫn nhau.

Vẫn còn nhiều trăn trở

Quỹ hưu nông dân không chỉ mang lại hiệu quả về vật chất cho hội viên mà còn mang ý nghĩa xã hội, nhân văn lớn. Tuy nhiên, việc duy trì quỹ gặp không ít khó khăn. Trước hết, quỹ do các hội viên tự tổ chức thu chi, tự hoạch toán nên nguồn bổ sung cho quỹ rất hạn chế do giá cả biến động, số hội viên đăng ký tham gia đông, vài năm nay, lãi suất gửi ngân hàng luôn biến động gây ảnh hưởng đến nguồn chi bởi số hội viên đến tuổi hưu ngày càng nhiều. Chính vì thế, mức hỗ trợ hội viên hiện nay còn thấp. Điển hình như ở thị xã Từ Sơn, mức hỗ trợ chỉ đạt 10.000 - 15.000 đồng/người/tháng, cao nhất là ở chi hội khu phố Ất (Hạp Lĩnh, TP.Bắc Ninh) cũng mới đạt 65.000 đồng/người/tháng (tương đương với 10 kg thóc theo giá hiện hành). Những người quản lý quỹ hưu nông dân luôn băn khoăn và trăn trở và rất cần sự quan tâm giúp đỡ, sự hỗ trợ của ngành chức năng, các cấp chính quyền địa phương để hoàn thiện cơ chế quản lý, hỗ trợ kinh phí,… để người nông dân có thêm niềm động viên khi tuổi già.

Phương Mai

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang