• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mỗi năm có tới 30.000 tỷ đồng “đầu độc” môi trường

Nguồn tin: SGGP, 17/10/2008
Ngày cập nhật: 21/10/2008

“Môi trường trong nông nghiệp và nông thôn ở nhiều địa phương hiện nay đang có chiều hướng xấu đi và nhiều nơi đang trở nên rất nóng bỏng. Nếu không có những biện pháp cấp bách, sẽ không thể có được nền sản xuất nông nghiệp sạch. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã thẳng thắn nhìn nhận như vậy tại hội nghị bàn về các giải pháp bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và nông thôn vừa được tổ chức hôm qua 17-10, tại Hà Nội.

Vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay là tình trạng quá lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong phát triển nông nghiệp. TS Phạm Huy Thông, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết, phân bón khi sử dụng sẽ để lại một dư lượng không nhỏ không được cây trồng hấp thụ và nó sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, đất và có thể gây đột biến gien đối với cây trồng.

Theo ước tính năm 2007, có khoảng 60-65% lượng phân đạm không được cây trồng hấp thụ (tương ứng với 1,77 triệu tấn urê), 55-60% lượng lân (tương đương 2,07 triệu tấn supe lân) và 55-60% lượng kali (tương đương 344.000 tấn kali clorua) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng hấp thụ.

Hiện tượng có quá nửa lượng phân bón hàng năm “gieo” vào đất mà cây trồng chưa sử dụng được đồng nghĩa với có quá nửa tổng số tiền mà nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí.

Theo TS Phạm Huy Thông, nếu tính theo thời giá phân bón hiện nay, tổng thất thoát của nông dân mỗi năm lên tới khoảng 30.000 tỷ đồng. Đã vậy, lượng phân bón tồn dư lại vô tình trở thành nguồn hóa chất độc hại.

Lý do, trong số phân bón chưa được sử dụng, chỉ có một phần được giữ lại trong đất để “dự trữ” cho vụ sau, còn lại một lượng lớn bị rửa trôi theo nước mặt do mưa ra các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt, một lượng khác trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và làm ô nhiễm nước ngầm.

Tương tự, lượng thuốc BVTV được sử dụng cũng đang ngày càng nhiều hơn. Từ năm 2000 đến nay, khối lượng nhập khẩu và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam tăng từ 33.000 đến 75.000 tấn.

Lạm dụng thuốc BVTV không chỉ dẫn đến hậu quả làm nhiều trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, đồng ruộng bị ô nhiễm mà việc sử dụng tùy tiện, không đúng quy trình kỹ thuật còn làm sâu bệnh ngày càng “nhờn” thuốc, trong khi các loài sinh vật có ích (thiên địch) lại bị tiêu diệt, gây mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh càng dễ nảy nở hơn.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho rằng, cải thiện môi trường trong nông nghiệp và nông thôn là vấn đề nan giải, song đã đến lúc chúng ta cần phải có biện pháp quyết liệt hơn để chặn đứng các nguy cơ làm môi trường suy thoái và tiến tới cải thiện môi trường đang bị ô nhiễm hiện nay.

Bên cạnh nhiều giải pháp như xây dựng chính sách quản lý môi trường phù hợp điều kiện cụ thể của từng địa phương, xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thử nghiệm các mô hình thu gom và xử lý thuốc BVTV, quy định chế độ thưởng phạt đối với các hoạt động làm phát sinh hoặc giảm thiểu môi trường, quy định về đóng góp cho quỹ môi trường… thì giải pháp quan trọng nhất vẫn là nâng cao nhận thức của cộng đồng, giúp cho người dân hiểu được tác hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do chất thải từ các hoạt động dễ gây ô nhiễm môi trường.

PHÚC HẬU

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang