• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Bảo vệ cua đá

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 23/02/2013
Ngày cập nhật: 26/2/2013

Mô hình đồng quản lý cua đá Cù Lao Chàm (Quảng Nam) sẽ chính thức đưa vào thực nghiệm từ đầu tháng 3 tới nhằm phục hồi nguồn tài nguyên quý giá này, đồng thời tìm kiếm một giải pháp khai thác bền vững để kịp ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng…

Từ cuối năm 2009, UBND TP.Hội An đã ban hành Chỉ thị 04 yêu cầu tạm dừng khai thác, vận chuyển, buôn bán cua đá tại xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm, do tình trạng khai thác bừa bãi. Theo ông Võ Quảng Lâm (Phòng Kinh tế TP.Hội An), kể từ năm 2010 đến nay, với sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu GEF SGP và UBND thành phố, chính quyền địa phương và cộng đồng Cù Lao Chàm đã tiếp tục có nhiều nỗ lực xây dựng mô hình đồng quản lý cua đá. Thông qua hoạt động của dự án “Cộng đồng tham gia phục hồi tự nhiên và khai thác bền vững cua đá Cù Lao Chàm”, các sáng kiến trên đã và đang được thể hiện một cách hiệu quả và đạt được sự đồng thuận cao.

Thi sáng tác logo sinh thái cua đá Cù Lao Chàm. Ảnh: Q.HẢI

Cộng đồng Cù Lao Chàm, đặc biệt là những người trực tiếp khai thác cua đá, đã tham gia nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý đồng thời tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường và thực hiện hành vi khai thác văn minh. Các hội thảo xây dựng mô hình đồng quản lý, thi sáng tác logo cua đá, thí nghiệm dán nhãn sinh thái cua đá, thành lập tổ bảo vệ và khai thác hợp lý, xây dựng quy chế quản lý, tham quan học tập… cũng đã được tổ chức và bước đầu xây dựng mô hình lý thuyết “đồng quản lý”. Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm) nói: “Mô hình này lấy tổ khai thác, bảo vệ cua đá làm trọng tâm. Tổ sẽ là tập hợp những người khai thác cua đá thường xuyên hoặc không thường xuyên, cũng có thể là người yêu thích cua đá tự nguyện tham gia, cam kết thực hiện các quy định của tổ. Bên cạnh đó, tổ sẽ cùng với chính quyền địa phương, chuyên gia tư vấn và các bên liên quan nghiên cứu, giám sát, quản lý, bảo vệ cua đá”.

Tuyên truyền về cua đá.

Cũng từ đây, cua đá phải được bảo tồn vì lợi ích của toàn cộng đồng và bảo tồn cua đá phải là trách nhiệm của toàn cộng đồng. Đó là thông điệp quan trọng được cộng đồng ghi nhận. Đến nay, từ thông tin nghiên cứu, nhiều chuyên gia tư vấn kỹ thuật đã đề nghị các thông số khai thác một cách khoa học cho chính quyền địa phương. Trên cơ sở đó, UBND xã đảo Tân Hiệp quy định cụ thể cho tổ khai thác, bảo vệ cua đá thực hiện việc khai thác phải đảm bảo số lượng, kích thước tối thiểu (được khai thác), nhất là quy định cụ thể các vùng khai thác.

Ngay sau khi cua đá được khai thác, các thành viên của tổ khai thác, bảo vệ cua đá sẽ mang cua bắt được đến Trung tâm du khách của Khu Bảo tồn biển để kiểm tra, dán nhãn sinh thái. Nhãn sinh thái chỉ được dán cho những con cua đá có các thông số đúng với quy định của chính quyền (về kích thước chiều ngang mai cua, không mang trứng…) với số lượng nhất định, sau đó mới được lưu thông, buôn bán. Những con cua đá không đạt tiêu chuẩn quy định sẽ bị Đội giám sát lập biên bản thu giữ, trả lại môi trường tự nhiên tại Ngân hàng sinh thái cua đá (ở Hòn Tai, Hòn Mồ).

Ông Huỳnh Ngọc Diên (Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm) đánh giá: “Cũng theo mô hình này, chỉ có các thành viên của tổ khai thác, bảo vệ cua đá mặc đồng phục và có bảng tên của chính quyền cấp mới được bán cua đá có dán nhãn sinh thái trên mai cua. Đội tuần tra bao gồm các thành viên từ Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Tổ môi trường xã Tân Hiệp, Ban bảo tồn thôn, Tổ khai thác - bảo vệ cua đá và các cơ quan liên quan (do UBND xã đảo Tân Hiệp thành lập) có trách nhiệm kiểm soát hoạt động khai thác, bảo vệ cua đá này”.

Theo quy chế quản lý cua đá Cù Lao Chàm, bắt đầu từ ngày 1.3 đến 31.7.2013, mô hình đồng quản lý cua đá Cù Lao Chàm sẽ chính thức triển khai thực nghiệm tại xã đảo Tân Hiệp. Trong thời gian này, những con cua đá xuất hiện trên thị trường Cù Lao Chàm không dán nhãn sinh thái là sản phẩm bất hợp pháp.

Cua đá Cù Lao Chàm có tên khoa học Gecarcoidea lalandii, là động vật biển nhưng lại ở trên rừng, chỉ xuống biển trong mùa sinh sản và sau đó lại lên rừng để sinh sống. Cua đá là một trong những món ẩm thực riêng có của du lịch Cù lao Chàm. Vì thế, nhiều năm qua cua đá bị khai thác quá mức và đối diện với nguy cơ tuyệt chủng.

QUỐC HẢI

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang