• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Dương: Những nông dân thời @

Nguồn tin: Báo Bình Dương, 22/02/2013
Ngày cập nhật: 23/2/2013

Đầu năm, đến “xông đất” một số trang trại (TT) nông nghiệp tôi thật sự ấn tượng với các mô hình của nhiều nông dân trên địa bàn huyện Bến Cát và Phú Giáo (Bình Dương). Đây là những TT đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phía sau những thành công của các mô hình nói trên là sự nỗ lực, cần cù của những nông dân thời @ như Lương Ngọc Văn; sự say mê nông nghiệp của những tri thức trẻ như Phạm Quốc Liêm…

Người làm giàu từ con ba ba

Trong những ngày đầu xuân mới, có dịp đến thăm TT ba ba Trường Thọ của anh Lương Ngọc Văn tại xã An Tây (Bến Cát), tôi thầm thán phục tầm nhìn rộng và sự hiểu biết về nông nghiệp của anh. Biết tôi thắc mắc về sự hiện diện của chiếc xe Toyota Altis 2.0 đời 2013 mới cáu có giá gần 1 tỷ đồng đang đậu trước sân, anh Lương Ngọc Văn vui vẻ cho biết, đó là kết quả từ con ba ba của TT trong năm 2012 vừa qua, sau khi trừ đi chi phí cũng còn hơn tỷ đồng và đổi được “con” Toyota này! Trong không khí đầu xuân ấm áp, ngồi nhâm nhi ly trà thơm ngát bên bờ hồ nuôi ba ba và ngắm nhìn đàn ba ba kéo nhau lên phơi nắng, tôi thầm nghĩ mô hình nông nghiệp mà anh Lương Ngọc Văn đã chọn là đúng hướng.

Anh Lương Ngọc Văn với con ba ba loại 1 sau hơn một năm nuôi

Trải lòng với tôi, anh Lương Ngọc Văn cho biết quê anh ở Cà Mau, lúc mới xa quê anh sống tại TP.Hồ Chí Minh. Cái duyên đưa anh đến Bình Dương lập nghiệp và gắn bó lâu dài là từ con ba ba. Năm nay 50 tuổi nhưng anh Văn đã có đến 25 năm gắn bó với con ba ba. Vào những năm trước 1990, anh nuôi ba ba tại xã Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một. Đến năm 2002, anh chuyển về An Tây mua đất lập trại để làm ăn lâu dài bằng cách vừa nuôi ba ba thịt, vừa có điều kiện cung cấp giống cho thị trường. Sau mỗi vụ thu hoạch, anh liên tục tái đầu tư mở rộng hồ nuôi ba ba. Từ thành công ban đầu với con ba ba ở vùng đất sình nhiễm phèn này, 10 năm qua TT ba ba Trường Thọ của anh Văn đã mở rộng lên gần 3 ha với 56 hồ nuôi, diện tích mỗi hồ chừng 100 - 300 m2.

Cái đáng quý ở Lương Ngọc Văn là suy nghĩ, làm giàu được từ nông nghiệp thì không giấu giếm điều gì mà luôn chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ cho bà con để cùng nhau làm ăn, giúp nhau nâng cao thu nhập. Chia sẻ về kinh nghiệm thành công của mình đối với việc nuôi ba ba, anh cho biết bà con nào muốn phát triển mô hình nuôi ba ba anh sẵn sàng giúp đỡ mà không hề ràng buộc điều kiện gì, sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật từ việc xây hồ, làm ao khi bà con đề nghị. Nếu ở xa cần giúp đỡ trong việc nuôi ba ba, bà con có thể trao đổi với anh qua điện thoại, còn ở gần anh có thể đến tận nơi hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm mà anh đã tự học hỏi và đúc kết được từ thực tiễn qua nhiều năm.

Theo nhận xét của anh Văn, Bình Dương có hệ thống sông ngòi, kênh rạch và những vùng đất phèn ven sông rất thuận lợi để phát triển mô hình nuôi ba ba. Ba ba có khả năng chịu đựng tốt và dễ nuôi, không cần thuốc ngừa và chữa bệnh nên không tiêu tốn nhiều chi phí. Về thức ăn, ba ba ăn tạp các loại cá, ốc bươu vàng... Nếu tận dụng lao động nhàn rỗi thì lợi nhuận sẽ rất cao. Để nuôi ba ba có lợi nhuận cũng phải nuôi với số lượng từ 1.000 con ba ba trở lên. Đầu ra cho ba ba hiện khá tốt. Năm 2012 giá mua ba ba loại 1 (1,4 kg/con) tại hồ là 380.000 đồng/kg; loại 2 (1,2 - 1,3 kg/con) là 280.000 đồng/kg; loại 3 (dưới 1,2 kg/con) là 230.000 đồng/kg… Thuận lợi hiện nay là ba ba cỡ 7 - 8 lạng được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ nhiều, chỉ cần nuôi 9 - 10 tháng là có thể xuất bán được.

Người say mê nông nghiệp kỹ thuật cao

Rời An Tây lên An Thái (Phú Giáo), đến thăm Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái do Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) làm chủ đầu tư trong những ngày đầu năm, chúng tôi gặp Tổng Giám đốc Phạm Quốc Liêm với nón tai bèo cùng công nhân ra đồng thu hoạch cà tím xuất khẩu đi Nhật. Qua trò chuyện, tôi thật sự ấn tượng về sự say mê nông nghiệp của chàng trai thế hệ 8X này.

Tổng Giám đốc Unifarm Phạm Quốc Liêm bên sản phẩm cà tím mới thu hoạch chuẩn bị xuất đi Nhật

Quyết tâm tự học để trở thành nông dân của chàng trai trẻ Phạm Quốc Liêm, một trong những người Bình Dương đầu tiên gầy dựng và phát triển nền nông nghiệp kỹ thuật cao khiến tôi suy nghĩ. Theo Phạm Quốc Liêm, một khi nhiều người trẻ có năng lực cùng tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp thì việc xây dựng thành công nền nông nghiệp công nghệ cao sẽ dễ dàng hơn. Cũng chính từ suy nghĩ này và sự nỗ lực của anh, cùng tập thể Unifarm, sau hơn 2 năm tiến hành các hoạt động chuyển giao công nghệ, trồng thử nghiệm và sản xuất trên các quy mô khác nhau, đến nay đội ngũ kỹ thuật người Việt của Unifarm (gồm các thạc sĩ và kỹ sư nông nghiệp được đào tạo trong và ngoài nước) đã làm chủ được kỹ thuật trồng trọt theo công nghệ mà Israel chuyển giao, như: Sử dụng công nghệ - kỹ thuật trồng thủy canh, tưới nhỏ giọt điều khiển tự động bằng máy vi tính, kết hợp cơ giới hóa để tạo ra những cánh đồng rau an toàn có năng suất và chất lượng cao. Cụ thể, năng suất dưa lưới và ớt chuông trồng trong nhà kính của Unifarm đạt 100 tấn/ha/vụ; cà tím trồng ngoài trời đạt 80 tấn/ha/vụ… Đến nay, sản phẩm rau quả sạch thương hiệu Unifarm đã đến với người tiêu dùng trong nước thông qua hệ thống các siêu thị lớn như Metro, Co.op Mart, Big C…

Phát huy những thành quả đạt được trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, từ năm 2012, bên cạnh dòng sản phẩm cao cấp phục vụ thị trường nội địa, Unifarm đã phát triển thêm dòng sản phẩm làm nguyên liệu để phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu, đưa nông sản Việt đến với thị trường ngoài nước. Hiện nay, Unifarm đang trồng cà tím, đậu bắp và một số mặt hàng để xuất khẩu sang thị trường Nhật. Nói tâm huyết như Phạm Quốc Liêm, Unifarm sẽ nỗ lực hết mình để chắp cánh cho hàng nông sản Việt Nam vươn đến những thị trường lớn và khó tính như Nhật Bản, châu Âu… Qua đó, nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam, góp phần phát triển nền nông nghiệp nói chung cũng như mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người nông dân Việt Nam.

Phạm Quốc Liêm, sinh năm 1980, tốt nghiệp cử nhân Hải quan, cử nhân Anh ngữ và cử nhân Quản trị kinh doanh. Anh từng học tập về quản trị TT tại Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Phạm Quốc Liêm là 1 trong 2 người Việt Nam đầu tiên được Chính phủ New Zealand trao học bổng đào tạo về quản trị kinh doanh tại New Zealand theo chương trình “Sự khởi đầu của những nhà lãnh đạo trẻ ASEAN (Young Business Leaders Initialtive - YBLY)” do Chính phủ New Zealand tài trợ cho những doanh nhân trẻ thuộc khối ASEAN.

TRỌNG MINH

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang