• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Người giữ “báu vật” Đồng Tháp Mười

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 11/02/2013
Ngày cập nhật: 15/2/2013

Nhiều người tự hỏi: Điều gì đã níu giữ ông Ba đất phèn ở lại với cánh đồng hoang này?

Người dân quanh vùng gọi ông bằng tên “cúng cơm” thân mật: ông Ba đất phèn! Ông khoái lắm, vì nó toát lên cái “bản chất”… đất phèn của ông. Từ lâu dáng hình vạm vỡ, nước da đen sạm đã lên phèn, bây giờ đến cả tâm trí ông cũng “nhiễm phèn” hết trơn. Chính là để gìn giữ cho vùng đất phèn này một kho báu rừng ngập ngọt nguyên sinh.

Từ thị trấn Mộc Hóa (Long An), chúng tôi men theo con đường hoang vắng bụi đỏ mịt mù dọc sông Vàm Cỏ Tây tìm đến khu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, hỏi không ai biết hoặc chỉ nghe mang máng. Nhưng nhiều người biết vườn cây thuốc của ông “Ba đất phèn” ở xã Bình Phong Thạnh hơn.

Từ “cánh đồng hoang”

Khu dược liệu của ông Ba đất phèn được những con kinh dài thẳng tắp, bờ lũy cao ngất bao quanh. Đó là kết quả của quá trình “lấy sức người vượt sức thiên nhiên”, biến vùng đất bị lãng quên thành vùng đất phát triển, bảo tồn sinh thái và môi trường thiên nhiên phục vụ con người. Họ đã đào kinh, đắp đê hàng tỷ mét khối đất, dài tới cả trăm cây số.

“Chúng tôi đến vùng đất hoang này năm 1984. Đoàn gồm 3 đồng chí trong Ban Giám đốc Xí nghiệp Dầu tràm Mộc Hóa (nay là Công ty CP Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười), cơ ngơi của chúng tôi là cánh đồng hoang.

Chúng tôi đã chịu đựng mọi thử thách của thiên nhiên, bắt nó phải thức dậy để cùng chúng tôi cống hiến những sản phẩm có giá trị cho xã hội”- Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới- Giám đốc dược sĩ Nguyễn Văn Bé, biệt danh ông Ba đất phèn, bắt đầu câu chuyện bằng khái quát ngắn gọn. Không gian như được ướp loại hương liệu đặc biệt nào đó thoang thoảng vô cùng dễ chịu.

Ông mời chúng tôi uống nước cỏ đồng ngọt mát dịu, dùng mít nghệ giòn thơm vùng đất phèn và ra hiệu cho bầy chim khách thôi đùa nghịch “chào khách đi bay!” Ông vẫn đội chiếc nón rộng vành kiểu cao bồi vùng Texas che khéo mái tóc hoa râm, chiếc áo khoác tay dài và quần lửng quá gối. Nhưng, không giấu được màu “phèn” trên áo và làn da đen sạm. Khuôn mặt phúc hậu dạn dày nắng gió và giọng nói ôn tồn, chân chất như một lão nông tri điền đích thực.

Những năm 1980-1981, nhiều đoàn khảo sát, nhà khoa học khảo sát nước ngoài cho rằng: đây là vùng đất chết! Ông muốn chinh phục đồng phèn do lòng tự ái dân tộc trỗi dậy. Hồi ông tới, mùa nắng đất khô cỏ cháy, mùa mưa nước ngập mênh mông. Nước phèn- độ pH chỉ gần bằng 1, người dân không làm gì được.

Ông từng là giảng viên Trường Đại học Dược, định vác ba lô đến nơi khỉ ho cò gáy này vài ba tháng, nhưng rồi đã “cắm chân” gần 30 năm. Cái “duyên” đó là vào năm 1983, khi đề tài khoa học nghiên cứu cây tràm gió tỉnh Long An do ông làm chủ nhiệm đạt xuất sắc.

Lúc đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ Nguyễn Ngọc Trân vỗ vai ông: “Đề tài hay quá không ứng dụng thì uổng, chú ở lại làm đi!” Thì ở lại, Xí nghiệp Dầu tràm Mộc Hóa được khoanh vùng khai thác 2.000ha.

Tuy nhiên trong quá trình khai thác, chú ý gợi mở của một số lãnh đạo các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười lúc bấy giờ: Khai phá đất hoang để phát triển kinh tế là điều tốt nhưng thường đi với sự hủy hoại môi sinh. Con cháu chúng ta sau này sẽ không còn gì!

Ý tưởng tuyệt vời đó khiến ông quyết tâm chuyển hướng. Từ khai phá, ông giữ lại đất hoang. Từ đốn tràm, chuyển sang... giữ tràm. Từng bước chuẩn bị cho một trung tâm bảo tồn dược liệu sau này.

Đến vùng dược liệu

Lúc đầu là trại nghiên cứu giống cây tràm và một số dược liệu khác, có cơ sở chưng cất tinh dầu tràm bằng phương pháp áp suất (đều do ông và các đồng nghiệp mày mò thiết kế), đầu tư xây dựng phòng kiểm nghiệm, vừa để kiểm tra, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng tinh dầu... Từ 1988, trung tâm bắt đầu trồng thử nghiệm những cây tinh dầu quý, chế tạo thêm nhiều thiết bị chưng cất, tinh chế tinh dầu tràm và các thiết bị khác.

Ngoài những cây đặc thù của vùng Đồng Tháp Mười như tràm gió, sen, còn có một số cây tinh dầu có giá trị như bạch đàn và các loại sả... Vừa trồng, nghiên cứu, vừa chế biến, sản xuất ra các sản phẩm, dược phẩm từ tinh dầu. Từ những loại cây nhà lá vườn của Việt Nam, trung tâm đã bào chế ra nhiều sản phẩm có giá trị thiết yếu phục vụ đời sống người dân.

Một kho báu của vùng Đồng Tháp Mười đã được ông gìn giữ và phát huy giá trị đích thực của nó về nhiều mặt

Ông cắm chìa khóa vào xe máy, bảo chúng tôi chạy theo ông thực địa. Những tuyến đê dài bất tận song song rừng tràm ngút ngàn, đến đâu ông thuyết minh tới đó. Tràm gió là cây cực kỳ quan trọng của vùng Đồng Tháp Mười, có sức chịu đựng ở điều kiện khắc nghiệt nhất.

Nên nói tới khu dược liệu là nghĩ ngay đến thương hiệu Tinh dầu tràm Mộc Hóa. Hệ sinh thái sở hữu 83 loài thực vật được bảo tồn và di thực từ khắp các tỉnh ĐBSCL với 25ha trồng, lưu giữ nguồn gien các loại cây thuốc quý như: hà thủ ô, lạc tiên, bụp giấm, đinh lăng, tràm Úc, kim tiền thảo, ngải cứu, mù u... đặc biệt có cả bộ sưu tập chuối cau lửa mà ông cho rằng thuộc loại cực hiếm.

Cả nguồn cây quý từ nước ngoài như bạch đàn chanh gốc Brazil, sả Java, tràm Úc, cỏ ngọt Paraguay... Thảm thực vật đặc trưng sinh thái Đồng Tháp Mười được giữ gần như nguyên vẹn, từ thảm cỏ mồm móc, năng chim, bàng, súng, sen; đến hệ cây ngập nước: cà na chát- chua, ráo trắng- vàng, sơn trắng- sơn máu, chòi mòi, dành dành; các loài cá đặc hữu.

Từng đàn cò trắng, còng cọc, giang sen… xuất hiện trước mắt chúng tôi, dạn dĩ và hiếu khách vừa như dẫn đường, vừa như đua tốc độ cùng vòng bánh xe lăn giữa bát ngát hương đồng cỏ nội.

Thảm thực vật đa dạng được bảo tồn nguyên vẹn

Không chỉ đưa tri thức, ứng dụng nghiên cứu khoa học để “thuần hóa” vùng đất phèn, ông còn nghiên cứu bảo vệ môi trường xung quanh, giúp người dân trong khu vực định hướng và khai thác tốt tiềm năng của đất phèn, tận dụng những ưu điểm của đất phèn để khai thác có hiệu quả kinh tế. Còn rất nhiều điều để nói về rừng dược liệu giữa Đồng Tháp Mười.

Cũng như những dự án sản phẩm mới từ cây bòng bong, lục bình hay bào chế các loại thuốc thức ăn hoàn toàn thiên nhiên không chất bảo quản, biến nơi đây thành điểm du lịch nghỉ dưỡng- bảo tồn sức khỏe cao cấp…

Đến giờ chính ông cũng cảm thấy ngỡ ngàng: “Thiên nhiên đã ban cho nơi này 800ha rừng nguyên sinh. Nếu chúng tôi không đấu tranh quyết liệt, thậm chí chịu tội “để đất hoang” được giữ lại thì “báu vật” này đã bị xóa mất rồi”. Khu rừng tràm gió nguyên sinh đã trở thành tài sản vô giá, không chỉ của công ty, của riêng ông…

LÝ AN

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang