• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làng thịt chó thời tiêu chảy cấp

Nguồn tin: SGGP, 11/11/2007
Ngày cập nhật: 12/11/2007

Kể từ ngày 30-10, khi dịch tiêu chảy cấp bùng phát ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc thì mắm tôm bị đưa vào “danh sách đen”. Dân nhậu Hà thành e dè với “cầy tơ bảy món”, khiến làng mổ chó Cao Xá Hạ (Hoài Đức, Hà Tây) một phen lao đao chưa từng thấy.

Làng mổ im hơi

Mấy chục năm nay, thôn Cao Xá Hạ nổi tiếng là làng giết mổ, buôn bán chó với số lượng lớn ở miền Bắc. Đây cũng là nơi cung cấp thịt chó hơi cho các phố chuyên “cầy tơ” ở Hà Nội như Yên Phụ, Âu Cơ, Nguyễn Khang… Thế nhưng hơn tuần qua, hoạt động kinh doanh, giết mổ chó rơi vào cảnh đìu hiu chưa từng thấy. Không còn cảnh từng dãy xe tải đổ lồng chó dọc đường làng, cũng không thấy cảnh đốt rơm thui chó mù mịt trong các ngõ như thường thấy. Đầu làng, cuối xóm vắng hoe. Từng dãy lồng nhốt chó rỗng không xếp la liệt. Các lò mổ đồng loạt tắt lửa “ém quân” chờ hết dịch.

Chúng tôi rẽ vào lò mổ ở nhà bà Đặng Thị Đỏ, một trong những hộ dân “hóa kiếp” chó lớn nhất của làng. Lồng nhốt chó xếp cao ngất trần nhà, bệ mổ khô cong, dao kéo xếp im lìm trên giá và không có đến chục con chó trong lò. Tất cả hoạt động đều ngưng trệ. Bà Đỏ đi chơi quanh xóm giết thời gian vừa về tới nhà, còn đám nhân công ngồi đánh tá lả vì hết việc. Bà Đỏ ngao ngán: “Từ ngày công bố dịch tiêu chảy và cấm buôn bán, sử dụng mắm tôm, đơn đặt hàng của gia đình tôi giảm tới 60%. Vì thế, chúng tôi cũng ngưng nhập hàng về, đành phải hoạt động cầm chừng”.

Vào thời điểm đầu mùa đông hàng năm chính là cao điểm làm ăn của làng thịt chó Cao Xá Hạ, nhưng theo bà Đỏ, năm nay ngược lại. Mỗi ngày gia đình bà “hóa kiếp” hơn 100 con chó, ước chừng một tấn sản phẩm. Nhưng trong suốt tuần qua, “mỗi ngày chúng tôi làm thịt chừng chục con mà bán không hết”, bà Đỏ thở dài.

Cũng như gia đình bà Đỏ, lò mổ ở nhà ông Cải đóng cửa im ỉm. Hơn 50 lồng chó rỗng không, xếp chỏng chơ ngoài đường. Xe tải chuyên đổ hàng của gia đình cũng ngưng hoạt động cả tuần nay. Ngày thường, ông Cải cho giết mổ tới 70 - 80 con/ngày. Giờ, hoạt động ngưng trệ hoàn toàn. “Không có đơn đặt hàng thì tôi không mở lò. Có hôm ngứa nghề, tôi làm thịt dăm con bán lẻ nhưng chẳng ai mua. Càng làm càng lỗ”, ông Cải mặt buồn thiu. Buôn bán ế ẩm, ông đành cho phụ việc tạm nghỉ, đóng cửa lò mổ.

Cũng chung cảnh ngộ còn có hơn 300 hộ chuyên kinh doanh, giết mổ chó trong làng Cao Xá Hạ. Các hộ buộc phải nghỉ hoặc hoạt động cầm chừng. Giá thịt chó cũng vì thế mà rớt thê thảm. Trước dịch, giá thịt chó móc hàm dao động 50.000 đồng/kg, nay tụt xuống chừng 35.000 đồng/kg. Các hộ rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan: Nhập hàng về thì ứ đọng, không xuất được; cố giết mổ thì lỗ càng nặng hơn.

Quán “cầy tơ” đìu hiu

Thị trường tiêu thụ thịt chó chủ yếu của làng Cao Xá Hạ là các quán chuyên doanh “cầy tơ bảy món” ở Hà Nội. Nhưng thời thịt chó không có mắm tôm, dân sành ăn chẳng ai muốn động đũa. Vì thế, tại các phố chuyên “cầy tơ bảy món” như Yên Phụ, Âu Cơ, Nguyễn Khang (Hà Nội) đều chung cảnh vắng khách. Ngay vào giờ ăn trưa, từ 11g - 13g, vốn là cao điểm nhậu nhẹt tại quán cầy tơ nhưng mỗi quản chỉ lơ thơ vài thực khách.

Anh Văn Thanh, chủ cửa hàng thịt chó trên phố Yên Phụ, than: “Thịt chó mà không có mắm tôm thì còn gì là… thịt chó, ăn nhạt thếch! Nhưng vì sự an toàn của thực khách, chúng tôi hoàn toàn không bán mắm tôm, dù có khách yêu cầu. Chúng tôi chuẩn bị loại nước chấm khác với đủ loại gia vị, tương ớt, tương bần, nước mắm, bột canh… nhưng vẫn không giữ được chân khách”.

Trở sang phố Thụy Khuê, một trong những phố chuyên thịt chó nổi tiếng của quận Tây Hồ. Bà chủ một cửa hàng chuyên cầy tơ, tên Hoa, cho biết: “Trước đây, chúng tôi thường xuyên nhập thịt chó hơi từ Cao Xá Hạ về. Vừa bán vừa… đuổi khách còn không kịp. Nhưng từ ngày cấm mắm tôm, chúng tôi cắt giảm 60% lượng hàng nhập về. Bán cầm chừng lắm, nhận hàng về nhiều chỉ có lỗ vốn”.

Quan sát những hàng quán khác cũng đủ minh chứng cho lời bà Hoa. Hàng loạt quán thịt chó trống huơ. Phòng rộng thênh thang mà lác đác chỉ có vài ba bàn nhậu có khách. Đa phần các quán đều ế ẩm, nhân viên ngồi chơi không. Bà Hoa thở dài: “Mong sao dịch qua nhanh, chúng tôi còn làm ăn, cứ thế này thì chết hẳn”.

Hải Ngọc Trân

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang