• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gà nhập lậu tồn dư kháng sinh: Dấu hiệu nhận biết

Nguồn tin: Việt Nam Plus, 26/12/2012
Ngày cập nhật: 27/12/2012

Tết nguyên đán đang đến gần, những thực phẩm chuẩn bị cho ngày Tết như gà, mứt tết… được nhiều gia đình lựa chọn và là những món ăn không thể thiếu.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, những thông tin về gà nhập lậu có tồn dư lượng kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe đã khiến không ít người dân lo lắng.

100% mẫu gà tồn dư kháng sinh

Tiến sỹ Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, trong tháng 11 vừa qua, Chi cục quản lý thị trường Lạng Sơn thu giữ thì 100% mẫu thịt, mẫu gan gà nhập lậu đã cho kết quả kiểm tra đều có tồn lưu kháng sinh trong chăn nuôi.

Còn tại Hà Nội, Chi cục Thú y cũng đã tổ chức kiểm tra, lấy 5 mẫu thịt gà thải loại để kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh và hóa chất cấm có thể tồn tại trên thịt gia cầm nhập lậu. Kết quả, 100% số mẫu được kiểm tra đều có tồn dư chất Sulfadiazin - loại kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi.

“Riêng đối với gà trong nước, đầu tháng 12 chúng tôi cũng đã lấy một số mẫu gà nội địa xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong các mẫu này không có tồn dư kháng sinh, tồn dư hoócmôn,” ông Trung nói.

Ông Trung cho hay, các loại kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi này đã bị cấm dùng trong chăn nuôi từ lâu bởi nó gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Bởi, các chất cấm trên ảnh hưởng nhất đến sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt ảnh hưởng đến tủy tạo máu.

Bàn về vấn đề này, theo phó giáo sư Nguyễn Hữu Đoàn, Phó trưởng Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, khi ăn phải thịt gà có tồn dư kháng sinh chắc chắn sẽ có những tác hại đến người tiêu dùng. Có một số người tiêu dùng bị dị ứng. Nếu ăn nhiều loại thịt này, cơ thể con người sẽ tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, nhờn thuốc kháng sinh nên khi chúng gây bệnh cho người thì rất khó điều trị.

Bên cạnh đó, việc ăn phải thịt gà có kháng sinh cũng làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, khiến cho cơ thể dần dần trở nên yếu ớt, giảm sức đề kháng. Những người này không thể sống được khi không có kháng sinh.

Trong khi đó, mặt hàng này lại là loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày nhiều, nhất là vào những dịp lễ tết. Vì vậy, rất nhiều bà nội trợ lo lắng, thậm chí “cạch” món thịt gà cho an toàn.

Chị Thanh Hòa (ở Cầu Giấy - Hà Nội) cho hay, gà là món ăn yêu thích của hai bé nhà chị. Tuần nào gia đình cũng phải có vài bữa liên quan đến gà như gà luộc, gà quay, gà rán.

Thời gian vừa qua, chị đọc nhiều báo và được biết thông tin gà nhập lậu tồn dư nhiều kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe. Chị Hòa băn khoăn không biết làm cách nào để vẫn đáp ứng được các món ăn này hàng tuần cho trẻ nhỏ mà bớt nỗi lo về sức khỏe.

Không chỉ riêng với chị Hòa mà nhiều bà nội trợ cũng rất hoang mang trước thông tin trên. Một phần là do người dân lo ngại không biết tránh loại gà trên bằng cách nào.

Cách thức nhận biết gà nhập lậu

Hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng nói chung và các bà nội trợ gia đình họ đều phản ánh không biết làm cách nào để phân biệt được gà nhập lậu và gà trong nước. Bởi, gà nhiều cửa hàng thịt rồi bày bán và mổ sẵn, vì thế họ khó có thể phân biệt được gà nhập lậu.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trung cho hay gà nhập lậu có tồn dư kháng sinh hầu hết là loại gà đẻ trứng. Để nuôi loại gà này thì họ phải nuôi phải dài ngày, có thể 1 năm đến 1,5 năm, đến khi không còn đẻ trứng được nữa thì họ sẽ thải loại gà này.

Vị lãnh đạo cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh, để nuôi được 1 năm rưỡi gà trong bối cảnh gia cầm hay nhiễm bệnh thì họ phải cho kháng sinh trong thức ăn. Đến khi lô gà đó thải ra bán làm gà thịt thì trong thịt của con gà đó sẽ tồn dư lượng kháng sinh. Gà thịt nuôi từ 30 - 35 ngày họ đưa ra thị trường rồi thì lượng nhiễm không có.

Ông Trung cũng đưa ra khuyến cáo cho người dân cách phân biệt để tránh phải mua gà nhập lậu này. Trước tiên là người tiêu dùng chớ tham rẻ mà mua phải loại gà nhập lậu thải loại. Vì loại gà này thường được bán giá rẻ hơn, chỉ từ 55.000 - 60.000 đồng một kg.

Theo ông Trung, gà nhập lậu thường được nuôi để đẻ trứng, nuôi công nghiệp, cho ăn theo máng nên cổ gà hay cọ vào thành máng nên hay trọc lông ở cổ, da sần sùi. Thứ hai là do việc được nuôi dài ngày, nuôi nhiều nên móng tay và móng chân của loại gà trên dài. Nên người tiêu dùng khi mua có thể quan sát móng chân gà để tránh mua phải loại gà trên.

Thứ ba là gà nhập lậu thải loại chủ yếu là gà mái nuôi để lấy trứng, mà gà đẻ nhiều nên hậu môn to. Do vậy khi đi mua hàng, những bà nội trợ cũng có thể nên xem hậu môn to, da sần sùi thì tránh.

Ông Trung cũng cho biết, thời gian tới Cục An toàn Thực phẩm sẽ tiếp tục duy trì lấy mẫu các nhóm sản phẩm này, kể cả gà nhập lậu và gà nội địa để cảnh báo cho người tiêu dùng biết, đồng thời tuyên truyền, đấu tranh với những người cố tình vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu.

Thùy Giang

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang