• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đến hẹn lại rươi

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 03/12/2012
Ngày cập nhật: 4/12/2012

Thời gian này, dân thành phố Vinh (Nghệ An) và một số nơi đang kháo nhau tìm đến quán hoặc mua về một món ăn - nhậu “thức thời”, đó là món rươi. Rươi - món ăn tưởng đã quen nhưng mãi là món lạ, vì mỗi năm chỉ xuất hiện dăm lần vào mùa heo heo gió. Có lẽ vì thế chăng mà thời giờ đến các quán ăn thấy “thất kinh” vì giá: ngót nghét từ 70.000 - 100.000 đồng/lạng, nghĩa là chỉ cần hơn 1 kg là phải bỏ ra tiền triệu! Tưởng món ăn dân dã, nay rươi là sơn hào hải vị!

Chen chúc vớt rươi ven hạ nguồn sông Lam.

Đi dọc các vùng hạ nguồn sông Lam thời gian này như Xuân Hội, Xuân Hải (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh); Hưng Hòa (TP Vinh), Hưng Lợi, Hưng Nhân (huyện Hưng Nguyên)… đâu đâu cũng nghe kháo nhau về chuyện rươi. Ông Nguyễn Công Hoan, Chủ tịch UBND xã Hưng Nhân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) cho hay: “Mọi người háo hức là cũng đúng thôi, vì một năm được có mấy lần rươi chui lên. Cái loài rươi chỉ “mọc” theo quy luật của riêng nó, rộ lên nhất theo các ngày 1, 15 âm lịch, mà chỉ từ tháng 9 trở đi mới có nhiều”. Loài rươi có những điều rất kỳ lạ mà người dân không thể lý giải nổi. Ví như, 3 thửa ruộng nằm kề nhau, nước tràn bờ không ngăn cách nhưng có thời điểm rươi lên ở ruộng này nhưng không lên ở ruộng khác và ngược lại. Có nhà vì rươi không lên phải ngồi trên bờ chờ, chờ mãi không thấy, đến khi về nhà rồi rươi mới lên, quay ra ruộng lại không thấy.

Trong các làng, nhà nào “bén duyên” với rươi thì vào vụ năm nào cũng trúng, còn những nhà khác chỉ đủ ăn chơi hoặc có bán cũng không được là bao. Theo một số cụ cao niên ở Hưng Nhân kể thì rươi sống theo mùa trăng, theo sự lên xuống của nước biển. Vào các thời điểm bắt đầu từ các ngày 1, 15-9; 1, 15, 25-10, 1-11… là thời điểm rươi lên để bước vào mùa giao phối. Ngày trước rươi lên chủ yếu vào ban đêm, bắt đầu từ khoảng 12 giờ đêm, nhưng thời gian sau này rươi lại lên cả ban ngày, lượng rươi cũng ngày càng ít dần. Có lẽ thời tiết thay đổi hay đồng đất, nước sông bị ô nhiễm?

Một điểm thu mua rươi tại xã Hưng Nhân (huyện Hưng Nguyên).

Thời điểm này, giá thu mua rươi ngay tại ruộng dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/lạng, tùy theo loại rươi to hay nhỏ. Tại chợ Mý (xã Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên) giá rươi được tính theo giờ, sáng sớm giá mềm hơn và tăng lên dần ngay sau đó. Có thời điểm đầu mùa giá 1 kg rươi từ 400.000 đồng lên tới 470.000 đồng! Một số người đang bán thịt heo, những ngày có rươi chuyển sang làm đầu nậu rươi. Nếu tính giá mua tại ruộng, tại chợ và giá được bán trong các nhà hàng ở thành phố thì mấy đầu nậu, quán ăn cũng lời to.

Ông Nguyễn Công Hoan, Chủ tịch UBND xã Hưng Nhân, cho biết thêm, các gia đình có ruộng rươi ở xã này tập trung chủ yếu ở xóm 1 và xóm 2. Họ không tiết lộ việc mình bán được bao nhiêu tiền rươi, nhưng chắc chắn một điều mỗi đợt rươi mọc mỗi nhà ít nhất cũng thu được vài triệu, nhà nhiều ruộng thu được hàng chục triệu đồng là không hiếm. Rươi được làm nhiều món, như: chả rươi, rươi đúc với trứng, rươi xào măng… Ngày trước rươi nhiều, giá rẻ mạt, lại không biết bán ở đâu nên người dân Hưng Nhân sau khi bắt rươi muốn giữ được lâu đã rang rươi và làm mắm. Người dân thường rang rươi bằng nồi đất, sau khi lót lá chuối trong nồi thì bỏ rươi vào, lấy một nồi đất nữa úp lên, sau đó đem đốt. Rươi rang để lâu được hàng tháng. Còn mắm rươi thì cách thức làm cũng gần như làm mắm tép, nhưng đặc biệt không thể thiếu vỏ quýt, gừng, rượu nếp...

Tuy nhiên, hiện nay vì rươi hiếm và đắt nên không ai còn làm hai thứ này nữa. Đối với một xã nghèo nằm lọt thỏm trong lòng sông Lam như Hưng Nhân thì rươi là một nguồn thu lớn, một năm lại chỉ có mấy ngày nên bà con phải bán để có tiền lo trang trải cuộc sống. Chả thế mà người dân nơi đây vẫn truyền tụng câu ca: “Bao giờ cho đến tháng mười/Bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy”.

Duy Cường

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang