• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Nội triển khai hệ thống rau an toàn: Rau “bẩn”, sẽ kỷ luật cán bộ

Nguồn tin: Tiền Phong, 30/11/2012
Ngày cập nhật: 1/12/2012

Hà Nội đã lên kế hoạch dán tem vào rau an toàn giúp người tiêu dùng dễ nhận biết, đồng thời sẽ đưa rau sạch đến tận các khu tập thể, khu chung cư cho người dân sử dụng. Nếu phát hiện ra rau “bẩn”, cán bộ giám sát sẽ bị kỷ luật hoặc chuyển công tác.

Rất nhiều loại rau không rõ nguồn gốc được bày bán ở chợ. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Dán tem cho rau sạch

Tại cuộc họp bàn xung quanh việc triển khai hệ thống tiêu thụ rau an toàn (RAT) ngày 29-11, theo đánh giá của các ngành, hiện ở Hà Nội có 55 điểm kinh doanh bán RAT tại các quận trung tâm như: Hoàn Kiếm (17 điểm), Đống Đa (27 điểm), Ba Đình (3 điểm), Hai Bà Trưng (8 điểm).

Mô hình bán hàng lưu động đến các khu dân cư, khu tập thể, các cơ quan… đang thu hút sự chú ý của người dân, lượng tiêu thụ RAT có điểm đã lên tới 60 – 100 kg/ngày.

Tuy nhiên theo Sở Công thương, so với nhu cầu thì hệ thống tiêu thụ, mạng lưới kinh doanh RAT trên địa bàn còn mỏng, quy mô nhỏ lẻ, manh mún và chưa được đầu tư thỏa đáng.

So với hệ thống tiêu thụ rau củ quả thông thường, hệ thống tiêu thụ RAT chỉ chiếm số lượng nhỏ. Ngoài ra, không ít điểm bán RAT hoạt động kém hiệu quả, thậm chí phải đóng cửa do sức mua thấp. Đặc biệt, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng rau còn thiếu...

Thời gian tới Hà Nội hoàn tất 100% treo biển nhận diện tại các điểm bán RAT và tăng thêm các điểm bán hàng.

TP yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp các doanh nghiệp, HTX bán RAT để thực hiện dán tem vào sản phẩm, giúp cho người tiêu dùng dễ nhận biết và kiểm soát được sản phẩm.

Cụ thể, tất cả các điểm bán rau phải có biển nhận diện theo mẫu đã được phê duyệt.

“Sở Công thương triển khai đến các doanh nghiệp, HTX bán rau để thực hiện và kiểm tra việc treo biển. Mặt khác, giao Sở Xây dựng đề xuất 10 điểm tại tầng 1 các toà nhà chung cư có thể bố trí bán rau” - lãnh đạo UBND TP yêu cầu.

Cán bộ chịu trách nhiệm trước rau

Trước những lo ngại về chất lượng RAT cũng như nguồn cung, bà Nguyễn Thị Hoa - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội - cho rằng, chỉ cần giải được bài toán người dân cần có RAT được cung cấp tận nhà với giá ngang giá thị trường.

“Hiện nay, có tổng diện tích là 12.000 ha canh tác rau, trong đó có 3.800 ha sản xuất RAT. Từ nay đến 2016, chúng tôi phấn đấu có thể nâng diện tích RAT lên đến 6.200 ha. Lượng rau này thoải mái cung cấp cho hàng nghìn cửa hàng RAT của Hà Nội. Chúng tôi cũng đang hướng tới xuất khẩu sang Nhật Bản” - bà Hoa tự tin nói.

Về chất lượng RAT, theo Chi cục Bảo vệ Thực vật, họ đã được thành phố giao chịu trách nhiệm quản lý từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

“Khi người tiêu dùng ăn xong chúng tôi mới hết trách nhiệm. Hà Nội có bao nhiêu hecta rau an toàn, đơn vị đã nắm trong lòng bàn tay. Các kỹ sư nông nghiệp cũng được cử xuống tận nơi sản xuất để giám sát quá trình canh tác của người nông dân. Bên cạnh đó, thanh tra chuyên ngành thường xuyên xuống cơ sở kiểm tra nông dân xem có gì sai phạm không để xử lý, và họ cũng lấy mẫu ngẫu nhiên ở những đơn vị có nghi ngờ về chất lượng để kiểm chứng lại chất lượng RAT, xem người trồng có tuân thủ hay không” - bà Hoa nói.

Theo bà Hoa, nếu để xảy ra tình trạng RAT không an toàn khi ra thị trường, không chỉ người nông dân sản xuất phải có trách nhiệm trước người tiêu dùng mà ngay các cơ quan quản lý, các kỹ sư cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.

“Nếu kỹ sư làm sai trong quản lý RAT, tôi cũng phải chịu tránh nhiệm liên đới. Kỹ sư không bị phạt tiền nhưng cũng có thể bị kỷ luật hoặc chuyển công việc” - bà Hoa nhấn mạnh.

Khi dán tem đảm bảo chất lượng cho RAT, kỹ sư phải đồng chịu trách nhiệm với người dân, còn người sản xuất phải chịu trách nhiệm nặng nhất.

“Thời gian tới, Hà Nội sẽ ký hợp tác phân phối rau an toàn với 15 tỉnh thành. Các tỉnh phải định vị các vùng RAT để các kỹ sư của Hà Nội có thể kiểm tra đột xuất. Hơn nữa, khi đưa RAT vào Hà Nội tiêu thụ thì phải có địa chỉ rõ ràng để chúng tôi kiểm soát. Sau đó họ phải kiểm tra, thẩm định để cấp giấy chứng nhận RAT để đưa về Hà Nội” - lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật nói.

Tổng diện tích rau canh tác trên địa bàn Hà Nội đạt 12.041ha phân bố ở 22 quận, huyện, thị xã với trên 40 chủng loại rau. Trong đó, vùng sản xuất RAT tập trung có 25 dự án với tổng diện tích 1.652 ha; trong đó có 9 dự án đã được phê duyệt đầu tư với tổng diện tích đạt 403 ha.

Nguyễn Tú

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang