• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sông Tiền, sông Hậu “chết” dần

Nguồn tin: NLĐ, 8/10/2008
Ngày cập nhật: 11/10/2008

Việc phát triển ồ ạt KCN, cụm công nghiệp cùng với sự bùng phát nuôi trồng, chế biến thủy sản chưa theo quy hoạch; nạn lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu... khiến tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, ở ĐBSCL hết sức nghiêm trọng

Theo số liệu của các nhà khoa học, tại ĐBSCL, bình quân mỗi năm gần đây, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt lên đến 780.435 tấn, nước thải sinh hoạt: 102 triệu m3, nước thải công nghiệp: 47,2 triệu m3, chất thải rắn công nghiệp: 222.032 tấn (nguy hại: 2.000 tấn), rác thải y tế: 3.800 tấn...

Cá tôm, cây cối không sống nổi

Chỉ riêng ở KCN Bình Đức và Mỹ Tho (Tiền Giang), hàng chục đơn vị hoạt động mỗi ngày đã thải ra sông Tiền hàng trăm ngàn mét khối chất thải. Theo các cơ quan chức năng, nếu không kịp thời có giải pháp bảo vệ môi trường thì chẳng bao lâu nữa, sông Tiền sẽ ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo phản ánh của người dân, chúng tôi đến một miệng cống thoát chất thải từ KCN Bình Đức ra sông Tiền. “Khi thủy triều xuống thấp, một khoảng sông xung quanh khu vực này bốc mùi hôi thối nồng nặc”, một người dân sinh sống trên ghe cho biết. Tại miệng cống này, lượng nước thải ra khá nhiều với màu trắng đục, sủi bọt và có mùi chua, thối. Chúng tôi thấy có cả những con cá, tôm đã chết nổi lềnh bềnh. Nhiều cây cỏ quanh miệng cống cũng đã chết khô. Một người chuyên sống bằng nghề chài lưới cho biết vào lúc các nhà máy sản xuất cao điểm, cống này chảy ra chất thải đầy máu và mỡ cá, nếu lỡ để dây vào người sẽ bị ngứa, lở loét.

Men theo một đoạn sông Tiền, chúng tôi còn phát hiện nhiều đoạn ống nhựa lắp đặt ngầm ra sông. Theo ông Nguyễn Văn Tùng, một người dân sống gần đó, vào ban đêm, nước từ các đường ống này chảy ra đỏ đục cả một khúc sông. Khi thủy triều xuống thấp, chúng tôi thấy bùn đất ở đoạn sông này có màu đỏ khác thường.

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Tiền Giang, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở KCN Bình Đức, Mỹ Tho đều đăng ký lập hệ thống xử lý chất thải, song ít có đơn vị nào thực hiện đúng quy trình đã cam kết. Khi cơ quan chức năng đến kiểm tra (có thông báo trước), thì những doanh nghiệp này thực hiện việc xử lý chất thải rất nghiêm túc. Một thanh tra viên thừa nhận: “Họ xả nước thải chưa qua xử lý vào ban đêm nên có trời mới biết, chưa kể việc lắp hệ thống ngầm xả nước thải chưa qua xử lý ra sông”. Các hung thủ “bức tử” sông Tiền từng bị phát hiện, như: Công ty CP Hùng Vương, Công ty CP Thủy sản Quang Vinh, Công ty CP Nông thủy sản Việt Phú, Công ty THHH Hưng Phát...

Tại TP Cần Thơ, nước sông Hậu đã bị ô nhiễm cấp độ 2. Tại xã Long Hòa, huyện Phú Tân - An Giang, nồng độ NH3 vào mùa khô vượt tiêu chuẩn gấp 40 lần. Còn tại Long An, nếu sử dụng hết các KCN, cụm công nghiệp hiện có, mỗi ngày sẽ có khoảng 363 tấn rác công nghiệp và 151.000 m3 nước thải công nghiệp thải ra môi trường...

Thủ phạm chính: KCN, cụm công nghiệp

Tại hội thảo “Bảo vệ môi trường ở ĐBSCL trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” mới đây, PGS-TS Tạ Ngọc Tấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, phân tích: Năm 2003, ĐBSCL chỉ có 68 KCN, cụm công nghiệp với tổng diện tích 15.154 ha. Đến năm 2007, toàn vùng đã có 151 KCN, cụm công nghiệp. Việc phát triển ồ ạt KCN, cụm công nghiệp cùng với sự bùng phát nuôi trồng, chế biến thủy sản chưa theo quy hoạch; nạn lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp..., đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, ở ĐBSCL hết sức nghiêm trọng.

Đặc biệt, hầu hết các KCN, cụm công nghiệp ở ĐBSCL đều chưa có hệ thống xử lý chất thải đúng chuẩn. Ngay cả những nơi có thiết bị xử lý chất thải công nghiệp thì cũng không hoạt động thường xuyên, mà chỉ vận hành để đối phó khi có kiểm tra.

Theo PGS-TS Tạ Ngọc Tấn, tình trạng ô nhiễm môi trường ở ĐBSCL đã làm tăng nguy cơ đánh mất những tiềm năng và lợi thế vô giá của một vùng sinh thái ngập nước quý hiếm, để lại những hậu quả xấu. Nạn ô nhiễm không chỉ hủy hoại môi trường mà còn làm nảy sinh nhiều loại bệnh tật hiểm nghèo cho người dân. Ông Phạm Đình Đôn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường khu vực Tây Nam Bộ, lo ngại: “Vấn đề bảo vệ môi trường ở ĐBSCL hiện trở nên hết sức bức xúc, do ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn ra quy mô ngày càng lớn”.

Nhiều giải pháp khắc phục

Tại hội thảo “Bảo vệ môi trường ở ĐBSCL trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, như: Quy hoạch phát triển KCN, cụm công nghiệp ở từng tỉnh, TP gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng; nâng cao năng lực thẩm định các dự án đầu tư và các báo cáo đánh giá tác động môi trường; tăng cường vai trò của các cấp chính quyền, các ngành chức năng, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường; xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường hiệu quả bảo vệ môi trường từ các KCN, cụm công nghiệp...

Đức Khánh - Minh Sơn

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang