• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tây Nguyên, thú rừng kêu cứu: “Cánh nòng dài” tận diệt

Nguồn tin: SGGP, 10/11/2007
Ngày cập nhật: 12/11/2007

Để hiểu được cặn kẽ hành trình một con thú hoang từ khi bị bắt ở rừng cho đến khi trở thành các món ăn trên bàn nhậu như thế nào, tôi đã lần theo một số người làm nghề buôn thú lẻ và tiếp cận được một đầu nậu thú rừng.

Theo chân đầu nậu thú rừng

Hò hẹn mãi cuối cùng L. cũng đồng ý cho tôi một chuyến đi cùng vào Ea Súp với điều kiện phải mua một con thú gì đó khoảng vài trăm ngàn trở lên, để dân thú không nghi ngờ là L. “đem người của nhà nước” đi theo. L. là tay buôn bán thú lẻ ở Buôn Đôn, chuyên đi mua lại các mối săn ở rừng về “nhập” thành phố.

Hôm đó trời mưa, chập tối L. đánh xe máy chở một con khỉ nhỏ ra bán cho một tay “đại gia”. Việc xong, L. bảo tôi cứ ở nhà, anh ta mua mồi xuống nhậu, mai đi. Bán con khỉ có vẻ lãi lớn, vì thấy L. mua khá nhiều thứ làm đồ nhậu, mặt thì hớn hở. Khi nhậu, L. cho biết: “Con khỉ nhỏ thế mà lãi gần năm trăm ngàn”...

Sáng hôm sau, chúng tôi nhằm hướng Ea Súp kéo ga. Vào quá xã Ea Bung, rẽ đường đất bụi đỏ mù mịt, tôi chạy sau chỉ biết nhắm cái xe Cub 79 cà tàng, đằng sau có gắn cái lồng sắt nhỏ của L. để bám theo. Đến đoạn chợ Ya Jlơi, L. tấp vào một quán nước. Anh ta hỏi chủ quán nước: “Hôm nay thấy cánh nòng dài có đi không?”. “Bọn đó ngày nào chả qua đây. Hôm qua họ bắn được con chồn trắng, tôi định lấy cho ông nhưng nó bị thương nặng quá, sợ chết thì tôi đổ nợ...”. Hóa ra ông chủ quán nước cũng là một “mối” của L. và “cánh nòng dài” là chỉ nhóm thợ săn. L. dặn ông ta: “Có hàng cứ lấy, con gì cũng được, sống chết gì cũng được!”.

Buổi trưa hôm đó, L. dẫn tôi tới một vùng rẫy, nhà cửa thưa thớt, nghe nói người dân hầu hết ở Thanh Hóa di cư vào đây. Nơi này thuộc thôn 6, xã Ea Jlơi. Thấy L. vào, ông cụ chủ lán rẫy cười bảo: “Có thịt kỳ đà đánh chén đấy, chỉ thiếu rượu nữa thôi”. L. lập tức nổ máy đi mua. Ông cụ vừa hái rau thơm vừa cho biết, con kỳ đà không lớn lắm, khoảng 1,5kg, mua đã hơn bốn ngày, nó bị thương nặng, đến sáng nay thì ngắc ngoải nên phải thịt. Thấy tôi không dùng rượu do đau dạ dày, ông cụ đem cái bọc ni lông, mở ra lấy một vật màu đen. Đó là cái dạ dày nhím hong khô, ông lão bán rẻ cho tôi giá 40 ngàn đồng, ông nói: “Người trong nghề mới để cho nhau giá đó, vừa bán vừa cho đấy! Đem về ngâm rượu hoặc sấy cháy đen tán nhỏ, hòa với nước uống ít hôm sẽ khỏi cái bệnh dạ dày”.

Tận diệt

Chạng vạng tối, hai con chó lè lưỡi chạy từ phía rừng ra báo hiệu một nhóm thợ săn sắp ra khỏi cửa rừng. Tiếp đó có ba, bốn người bước ra thật, họ mang lưới, súng, bẫy. Những bao bì thắt túm phía sau có lẽ là “chiến lợi phẩm” của một cuộc săn. L. vội vã đứng dậy vẫy các “thú tặc”... Hai con rắn hổ, một chú kỳ đà, một con thỏ rừng và hai con ba ba được L. mua với giá một triệu bảy trăm ngàn đồng. Một tay thợ săn nhiều tuổi trong nhóm cho biết: “Ba ba bán được giá lắm. Một ký bán tại cửa rừng cũng được hơn 100 ngàn đồng, con to cũng được ba, bốn trăm ngàn”.

L. bỏ chung kỳ đà, ba ba, thỏ vào giỏ sắt, còn 2 con rắn thì anh ta buộc cẩn thận trong túi lưới, bọc ngoài vài lớp túi nữa rồi mới bỏ vào giỏ sắt. L. kể: “Hàng này (chỉ rắn độc) phải thật cẩn thận, sẩy tí là đi đời”.

Tôi theo L. đi dần ra thị trấn Ea Súp, hai bên đường đã lên đèn. L nói: “Mình đánh lẻ đi giờ này là yên tâm nhất nhưng cũng còn tùy hôm, trúng hôm có người quen thì mình phải mất một con ba ba hay kỳ đà gì đó cho họ nhậu, coi như làm luật!”.

Gần 9g tối, chúng tôi đã có mặt ở thành phố. Đường từ Ea Súp ra Buôn Ma Thuột chỉ phải dừng vài chặng vì thấy bóng dáng kiểm lâm nhưng hình như họ đang kiểm tra xe gỗ. L. nhập hàng cho một hộ nuôi thú tên V. cuối đường P.N.L. Ông V. nuôi khá nhiều loại thú, có cả gấu, nhím, rắn, ba ba... Theo lời của L., đây là hộ kinh doanh động vật khá lớn. Hàng ngày, nơi đây vẫn thu gom mua thú từ những con buôn lẻ mang đến rồi âm thầm xuất ra thị trường bằng mọi cách.

Có thể nói, nạn săn bắt, buôn bán, vận chuyển thú rừng đang diễn ra thường xuyên, mặc dù các ngành chức năng liên tục tổ chức tuần tra kiểm soát. Nếu không có biện pháp cấp bách, đủ mạnh và thiết thực để ngăn chặn thì nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm khó dừng lại.

NGUYỄN HỒNG LĨNH

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang