• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi trồng cây - con “lạ”: Khó lường thiệt hại khi có sự cố

Nguồn tin: Lao Động, 03/11/2012
Ngày cập nhật: 5/11/2012

Lâu nay, nông dân ĐBSCL trồng dừa để thu hoạch trái chứ không phải củ hủ.

Gần đây, ở vài địa phương vùng ĐBSCL xuất hiện một số giống cây trồng - vật nuôi “lạ” do nông dân nuôi - trồng tự phát; hoặc tuy là giống cây quen thuộc, song được trồng theo cách... “mới”.

Sự thay đổi giống cây - con hoặc phương thức canh tác của một số nông dân là do muốn nâng cao hiệu quả sản xuất. Ấy nhưng, cách làm tự phát rất dễ dẫn tới hệ lụy, mà chịu thiệt thòi chính là bà con nông dân...

Kiểu trồng “lạ”, cây - con “lạ”

Lâu nay nông dân vùng ĐBSCL trồng dừa để thu hoạch trái, tận dụng phụ phẩm sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Ấy nhưng gần đây, ở xã An Lạc Tây (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) lại rộ lên phong trào trồng dừa theo kiểu “dừa ra” - tức trồng dừa để bán củ hủ. Không ít hộ phá vườn hoặc lên liếp đất ruộng rồi hạ giống (cứ 1m một cây dừa!). Trồng dừa lấy củ hủ phát sinh từ “hợp đồng miệng” giữa “mấy tay lái dừa củ hủ” với những chủ vườn ở đây: “Cứ mạnh dạn trồng, giống tốt hay xấu không quan trọng vì mình không lấy trái, chỉ lấy củ hủ khi dừa vô 3 năm tuổi. Một cái củ hủ lúc đó bảo đảm mua với giá 100.000 đồng!”.

Anh Nguyễn Văn Bảy - ở ấp An Lợi - là một trong những người nhiệt tình với kiểu trồng dừa này: Hơn 3 công đất đã xuống gần 1.000 gốc. Anh Bảy... tạm tính: “1.000 gốc thì sau 3 năm cứ nhân với giá 100.000 đồng một củ hủ, mình có ít nhất 100 triệu. Chưa tính đến lúc đó giá còn có khả năng cao hơn hổng chừng!”.

Với cách tính như vậy, thì thu nhập từ trồng dừa lấy củ hủ ăn đứt những xoài, nhãn, cam, quýt..., mà công chăm sóc chẳng tốn là bao. Theo thống kê sơ bộ, hiện tại An Lạc Tây đã có không dưới 10.000 cây dừa được trồng theo kiểu này và chuyện thương lái “săn” củ hủ với giá 100.000 đồng (mua tại vườn) là có thật.

Còn tại xã Dân Thành (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) có 7 hộ dân trồng 3,1 ha cỏ “lạ”. Người khởi xướng là anh Lê Văn Quân ở ấp Cồn Cù. Khi phát hiện, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh yêu cầu ngưng trồng, chờ kết luận của ngành chức năng, nếu không diện tích trồng giống cỏ này còn có thể tăng. Tại xã Đức Lập Hạ (huyện Đức Hòa, Long An) hiện cũng có một số hộ dân nuôi một loài sâu “lạ”.

Theo người nuôi, loại sâu này có thể làm thức ăn cho cá cảnh, thực phẩm cho người và đang có thị trường tiêu thụ tại nhiều nhà hàng ở một số tỉnh, thành. Loại sâu này người dân nuôi tự phát, Chi cục BVTV Long An chưa xác định đây là loại sâu gì...

Có thể bị thiệt hại

Thật ra, mấy hộ dân trồng cỏ “lạ” ở Trà Vinh đã bị thiệt hại. Sau khi Cục BVTV xác nhận giống cỏ “lạ” trồng ở Trà Vinh là giống đang được trồng trong giai đoạn khảo nghiệm, không được phép nhân rộng, số hộ dân... lỡ trồng đã phải tiêu hủy toàn bộ, giao nộp số hạt thu hoạch hoặc đang lưu giữ. Vậy là, sau vụ trồng đầu tiên, anh Lê Văn Quân mất trắng chi phí (kể cả chi phí anh hỗ trợ các hộ khác trồng).

Ông Nguyễn Ngọc Như - Trưởng ban nhân dân ấp An Lợi (xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách) - cho biết: “Ở ấp này đã có 4 hộ trồng chừng 7.000 - 8.000 gốc. Chuyện lời lỗ ra sao thì chưa nói được vì chỉ “nói miệng” với nhau chứ có giấy tờ hợp đồng gì đâu!”.

Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hơn nữa, theo phân tích của Th.S Vũ Bá Quan - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Kế Sách: “Giả sử vào thời điểm 3 năm sau, vườn dừa nào không bán được củ hủ thì cây cũng không thể cho trái vì trồng quá gần! Còn nếu đốn bỏ để lên vườn lại trồng cây khác thì tiền đầu tư vào vườn dừa đã mất, lại phải tốn thêm chi phí để cải tạo lại vườn. Hơn nữa, rễ dừa trồng với mật độ dày như vậy làm hỏng nền đất nên số tiền bỏ ra để cải tạo lại vườn chắc chắn là sẽ lớn!”.

Đến thời điểm này, thật khó để đưa ra nhận xét chính xác cách trồng dừa lấy củ hủ nên hay không nên? Nhưng với một thị trường có vẻ không lớn lắm, e rằng đây lại là một kiểu "trồng - chặt" mới?

Còn đối với loài sâu “lạ” ở Long An, ngành chức năng cũng chưa xác định loài sâu này có gây hại tới môi trường, sức khỏe của con người hay không. Tuy nhiên, trong khi chờ ý kiến chính thức từ Cục BVTV, Chi cục BVTV tỉnh Long An đã khuyến cáo người dân không được nhân rộng nuôi loại sâu “lạ” này.

Có thể thấy, việc nông dân tìm tòi, đưa vào nuôi - trồng hoặc tạo ra cách trồng mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất là đáng trân trọng. Tuy nhiên, việc trồng cây gì, nuôi con gì hoặc thay đổi phương thức canh tác, trước hết cần nắm bắt thông tin cụ thể (có được nuôi - trồng hay không, lợi - hại ra sao, “đầu ra” thế nào...), nếu không khó lường được thiệt hại khi xảy ra sự cố!

K.C - T.Phúc

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang