• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Bức tử” tài nguyên biển

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 30/09/2012
Ngày cập nhật: 1/10/2012

Vùng biển Cà Mau có trữ lượng thủy hải sản đa dạng, phong phú, mỗi năm cho phép khai thác hàng triệu tấn. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình đánh bắt, khai thác không có quy hoạch, thiếu sự giám sát chặt chẽ của ngành chức năng, ngư dân sử dụng nhiều loại hình khai thác mang tính hủy diệt nên nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt.

Kích điện hủy diệt môi trường

Chúng tôi tháp tùng cùng lực lượng Hải đội biên phòng 2 (Bộ đội biên phòng Cà Mau) tuần tra bảo vệ chủ quyền vùng biển từ cửa Sông Đốc đến khu vực gần Cái Đôi Vàm. Trong đêm đen, tàu chúng tôi chạy theo định vị ra cách cửa biển khoảng 7 hải lý, ở đó hàng chục tàu giã cào của Kiên Giang đang gầm rú.

Qua ánh sáng phát ra từ tàu của họ, chúng tôi thấy từng mảng khói nặng nề bay về phía sau. Có 2 loại giã cào, đó là cào chiếc (1 chiếc kéo miệng lưới) và cào đôi (2 chiếc cùng kéo 1 miệng lưới). Trên máy định vị, tôi được anh em đội tàu chỉ cho thấy, khu vực hoạt động của họ thường cách bờ từ 6 - 8 hải lý.

Trong số đó, có nhiều phương tiện sử dụng bộ kích điện gắn vào miệng giã cào, miệng te nên hầu hết các loài thủy sản đều bị giật co quắp trước khi chui vào đáy cào, đáy te và tàu chạy kéo cào đạt đến tốc độ trên 4 hải lý/giờ (khoảng 8 - 9 km/giờ).

Để đối phó với Bộ đội biên phòng, trước khi ra biển hoặc vào bờ, họ giấu hết hệ thống điện nên khó phát hiện.

Người và tang vật kích điện đánh bắt thủy sản bị bắt.

Thượng úy Trịnh Văn Khoắn, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng 2, cho biết, với hình thức đánh bắt bằng điện thì trên tàu, thuyền trưởng chỉ cần bấm nút, cá, tôm và các loại sinh vật biển nằm trong khu vực dòng điện 220V phóng ra đều bị giật chết trước khi chui vào miệng lưới.

Mấy năm trước, tình trạng sử dụng kích điện để khai thác thủy sản ở Cà Mau khá phổ biến, nhưng chỉ tập trung nhiều ở vùng nông thôn, nơi có nhiều cá đồng, hoặc trong các kinh, rạch. Ở các cửa biển: Cái Đôi Vàm, Bãi Bồi, Khánh Hội, Đá Bạc, Sông Đốc, có tình trạng sử dụng kích điện để khai thác thủy hải sản ven bờ, nhưng được lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Bộ đội biên phòng phát hiện, ngăn chặn, đồng thời bắt, xử lý hàng chục vụ, thu giữ nhiều bộ kích điện. Hoạt động đánh bắt bằng điện đã lắng xuống vài năm nay.

Nhưng thời gian gần đây, ngư dân Cà Mau và Kiên Giang lại tiếp tục sử dụng kích điện loại lớn để “tàn phá” các vùng biển cạn thuộc địa phận hành chính tỉnh Cà Mau. Khi phát hiện có tàu tuần tra đến gần là họ cắt dây điện, ném bình ắc-quy và bộ kích điện xuống biển.

Chỉ tính từ đầu năm 2012 đến nay, trong khi tuần tra lực lượng Bộ đội biên phòng phát hiện bắt giữ, xứ lý hành chính 21 vụ/31 tàu sử dụng kích điện và 98 tàu đánh bắt trong vùng cấm.

Ông Cái Văn Khôn, trú khóm 6, thị trấn Cái Đôi Vàm, thuyền trưởng tàu CM 97910, cho biết, biết đánh bắt bằng kích điện và trong vùng cạn là sai, nhưng vì cuộc sống khó khăn, đánh bắt kém hiệu quả nên làm liều. Đó là lý do bao biện của ông Khôn, của tất cả những thuyền trưởng và chủ tàu vi phạm khi bị bắt.

Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy hệ thống lắp đặt kích điện của các chủ tàu khá kỹ thuật và công khai. Họ đặt trong khoang tàu 2 - 3 bình ắc-quy 12V loại lớn, lắp đặt bộ kích điện lên trên 220V. Dây điện được kéo kẹp theo miệng lưới cào song song với đường dường có gắn xích hoặc chì.

Miệng cào đi đến đâu thì tất cả các loại thủy sản loại lớn cho đến các vi sinh khác đều bị “tiêu diệt” trước khi bị hút vào túi cào. Còn loại tàu đẩy te sử dụng kích điện thì họ cũng gắn dây điện vào miệng te và dùng máy loại lớn đẩy đi.

Dàn hàng “đánh trận”

Tôi đi nhờ một tàu cùng hoạt động nghề giã cào của ngư dân Sông Đốc ra biển. Giữa đêm đen bao trùm, từ xa, một hàng ánh sáng đang nhấp nhô trên mặt biển, càng lại gần càng nghe rõ tiếng máy gầm rú vì hàng chục chiếc tàu cùng kéo cào chạy về một hướng. Tàu kéo chạy đến đâu thì cả một vùng biển đó sôi sục vì lớp bùn trên mặt đáy bị xới tơi tả trôi lên mặt nước.

Theo các nhà hải dương học, lớp bùn trên mặt biển như một lớp thảm cho các loại thủy sản trú ngụ và sinh sản, khi bị xới cuộn lên sẽ gây ô nhiễm môi trường nước và các loại thủy sản không còn chỗ dựa, hoặc chết do nguồn nước ô nhiễm.

Tôi hỏi một thuyền trưởng tàu đánh cá ở Sông Đốc về hoạt động rầm rộ của đoàn tàu này, sao họ không bị cơ quan chức năng xử lý, anh này thẳng thắn: Trong bờ họ có mạng lưới thông tin trước rồi, chỉ cần đội tuần tra trong cửa Sông Đốc chuẩn bị xuất bến là ngoài này họ biết rồi.

Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản đang dần bị cạn kiệt, công tác bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên khoáng sản luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, hằng ngày trên vùng biển Tây vẫn diễn ra nhiều hoạt động mang tính “bức tử” tài nguyên biển vẫn tồn tại.

Thiết nghĩ, ngành chủ quản của địa phương cần có “hành động” mạnh để bảo vệ nguồn tài nguyên vốn đang bị đe dọa bởi nhiều ngành nghề khai thác không đúng quy định đang diễn ra.

Lê Khoa

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang