• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khôi phục nghề gác kèo ong truyền thống ở rừng U Minh Thượng

Nguồn tin: Kiên Giang, 13/09/2012
Ngày cập nhật: 15/9/2012

Gác kèo ong giữa rừng U Minh Thượng.

Mật ong rừng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang là đặc sản quý hiếm chỉ có ở rừng tràm của vùng đất này và rừng tràm U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau.

Sau khi được công nhận nhãn hiệu tập thể vào tháng 9/2011, mật ong rừng U Minh Thượng ngày càng được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Thế nhưng, sản lượng mật ong rừng U Minh Thượng thời gian gần đây sụt giảm, khai thác không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là cây tràm ngày càng mất giá, người dân phá dần để chuyển đổi ngành nghề khác.

Hàng năm, sản lượng mật ong khai thác tại U Minh Thượng khoảng 1.000 đến 1.200 lít. Giá mật ong bán lẻ tại rừng 250.000 đến 300.000 đồng/lít. Mật ong mang lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho cư dân làng rừng, nhưng do cây tràm mất giá nên diện tích tràm ở các xã Minh Thuận, An Minh Bắc (U Minh Thượng), Đông Hưng, Đông Hưng B (An Minh) thu hẹp dần, kéo theo sản lượng mật ong giảm và ngày càng khan hiếm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng mật ong của người tiêu dùng ngày càng tăng.

Ông Nguyễn Hoàng Oanh, một trong những người đăng ký nhãn hiệu tập thể mật ong rừng U Minh Thượng ngụ xã Minh Thuận cho biết, gần đây do người dân trong xã phá tràm để chuyển sang trồng mía và các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn nên số lượng đàn ong tập trung về đây ít, lượng mật ong thu về giảm hơn 50% so với trước.

Còn ông Nguyễn Văn Thọ, người có thâm niên 40 năm làm nghề gác kèo ong ở xã Minh Thuận chia sẻ, trước đây tràm còn nhiều, mỗi mùa gác kèo ong tôi có thể thu hoạch vài trăm lít, nhưng mấy năm nay chỉ thu hoạch vài chục lít/năm, không đủ bán. So với sức mua bây giờ, gia đình tôi phải có từ 500 lít mật ong trở lên mới đủ đáp ứng nhu cầu.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng cho biết, là đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể mật ong rừng U Minh Thượng, thời gian tới Hội sẽ thành lập lại các tổ gác kèo ong truyền thống. Đồng thời vận động từng bước đi đến bắt buộc các hộ kinh doanh mật ong phải đăng ký nhãn hiệu tập thể có sự thẩm định của cơ quan chuyên môn; kết hợp với các cơ quan chức năng vận động nhân dân trồng lại cây tràm để thu hút ong mật về làm tổ; tăng cường tuyên truyền rộng rãi đến các đại lý, cơ sở kinh doanh mật ong phải đảm bảo chất lượng để bảo vệ thương hiệu mật ong rừng U Minh Thượng, cũng là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.

Ngoài vận động nhân dân trồng tràm, Nhà nước cần đầu tư thêm hệ thống kênh thủy lợi để giữ nước bảo vệ rừng, thực hiện mô hình kinh tế tổng hợp “cá - tràm - ong” trên đất rừng, dạy nghề nuôi ong lấy mật… Đây là cơ sở để phát triển bền vững nghề nuôi ong, tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập cho nông dân.

Gác kèo ong là bí quyết gia truyền

Theo lời kể của một thợ ăn ong lâu năm ở U Minh Thượng, thì kèo ong được làm bằng cây tràm già dài hơn một mét, một đầu có nhánh con dùng làm mấu. Người gác kèo phải chọn nơi tràm trổ bông kéo dài đủ cho ong lấy mật. Kế đến chọn hướng gió, hướng ánh sáng rọi vào tổ và khoảng trống để ong bay lên đi lấy mật và đáp xuống dễ dàng. Sau khi chọn được địa điểm thích hợp, người thợ rừng gác chiếc kèo xiên khoảng 45 độ lên cây tràm, rồi dọn sạch cành lá xung quanh để khi lấy mật khỏi bị vướng.

Những người gác kèo ong mật ở rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ thường tập hợp lại thành một tổ chức gọi là Đoàn phong ngạn, mỗi thành viên được phân chia từng lô cụ thể, với quy định rạch ròi, nghiêm ngặt: khi vào rừng, với bất kỳ lý do gì đều phải báo cho ít nhất một người trong Tập đoàn biết. Mỗi đoàn viên phải chịu trách nhiệm canh giữ không để lửa cháy ở khu vực của mình; không trộm mật từ kèo ong của người khác...

Thời điểm ăn ong thường được chia thành 3 mùa trong năm là mùa ong nước (mùa mưa), mùa ong lỡ (giao mùa) và mùa ong hạn. Mùa ong hạn là mùa chính, mật nhiều và chất lượng cao. Kỹ thuật gác kèo ong là bí quyết gia truyền của từng gia đình, nên ít ai chỉ ai. Nếu thợ nào gác có “nghệ thuật” thì mỗi năm một kèo có thể thu hoạch 3 đợt cho sản lượng mật ong trung bình từ 5 - 8 lít mật.

Nam Phương

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang