• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hà Tĩnh: Đổ xô tận diệt ong bầu bán sang Trung Quốc

Nguồn tin: Việt Nam Net, 28/08/2012
Ngày cập nhật: 29/8/2012

Khoảng nửa tháng nay, người dân xóm 10 (P. Đại Nài, TP. Hà Tĩnh) rộ lên phong trào săn ong bầu để bán cho đầu nậu, xuất sang Trung Quốc. Loài vật chẳng có giá trị về kinh tế nhưng rất có lợi cho cây trồng bỗng chốc có giá và đang bị săn bắt tận diệt.

Nhiều người dân chẳng hiểu được ong bầu có giá trị gì, chỉ biết có nơi thu mua, hướng dẫn bí quyết săn bắt ong, thế là họ đổ xô đi học hỏi rồi sắm vợt đi bắt. Loài ong chuyên thụ phấn cho cà, mướp... bỗng chốc bị săn bắt triệt để.

Đến xóm 10, phường Đại Nài hỏi thăm nhà ông Tuân Quế (vợ tên Quế) thì ai cũng biết, nhất là việc trong thời gian gần đây gia đình ông là nơi thu mua toàn bộ số ong bầu mà người dân trong xóm bắt được.

Một thanh niên ở xóm 10, phường Đại Nài vừa sắm được chiếc vợt lưới để săn ong bán, kiếm tiền tiêu. Anh cho biết, hôm nào hên thì chỉ vài ba tiếng là kiếm được 500 nghìn.

Khi chúng tôi có mặt thì bà Quế, vợ ông Tuân đang xúc mẻ ong bầu đã được phơi khô cho vào bao, đưa lên bàn cân để biết số lượng, gom vào cho đủ khoảng 1 yến để chuyển hàng ra Hải Phòng cho đầu nậu, bán sang Trung Quốc.

Ông Tuân cho biết, ong bầu khi đánh bắt về phải làm chết rồi phơi nắng. Đủ 3 buổi nắng thì có thể bán được. Mỗi cân ong tươi có giá 500 nghìn đồng, còn đối với ong bầu được phơi khô thì có giá gấp đôi (1 triệu đồng/1kg).

Kể về “phong trào” này, ông Tuân cho biết, cách đây khoảng 1 tháng có người thông gia đi cùng với 1 người lạ mặt quê Hải Phòng mang theo dụng cụ đánh bắt ong đến nhà ông chơi. Họ hướng dẫn cho ông cách thức chế biến mồi nhử ong.

Bộ dụng cụ bắt ong gồm 1 chiếc bếp dầu, 1 tấm sắt tròn, 1 chiếc vợt lưới rộng và quan trọng nhất là gói mồi nhử (50.000/1 lượng), có mùi thơm như phấn hoa.

Bà Quế đang thu gom số ong đã phơi đủ nắng để đóng bao.

Những người khách này hướng dẫn bí kíp đánh bắt, đưa toàn bộ dụng cụ ra ngoài đồng, trộn mồi nhử với ít đường rồi để vào tấm sắt, đun lên trên bếp dầu. Khói từ mồi nhử hoà với đường rất thơm. Khói thơm sẽ lan theo chiều gió, trong phạm vi 5 - 10 km, loài ong này ngửi thấy sẽ bay về khu vực đốt. Thế là người săn chỉ việc lấy vợt ra bắt.

Theo ông Tuân, nhiều người thấy công dụng của thuốc nhử này đã học theo, mua sắm bếp dầu, vợt và mồi để săn. Và cứ mỗi buổi sáng trời nắng, hàng chục người dân lại mang dụng cụ ra đồng để săn bắt.

Có người săn được khoảng 1 kg, có người chỉ bắt được khoảng 0,5 kg. Tất cả về bán lại cho ông Tuân để gom hàng, chuyển ra Hải Phòng rồi bán sang TQ.

"Vẫn biết loài ong này là sinh vật có ích cho mùa màng, nhưng bỗng chốc nó có giá trị kinh tế nên người dân đi bắt để bán lấy tiền. Nhiều người ở địa phương khác nghe tin cũng đã đến hỏi cách thức để về làm", chị Quế hồn nhiên nói.

Chủ tịch phường Đại Nài, ông Nguyễn Xuân Hương hết sức bất ngờ trước thông tin VietNamNet đưa ra.

“Loài ong này là sinh vật có ích, trong vườn dân chỉ đếm được trên đầu ngón tay, thế mà họ bắt được cả yến để bán là một điều bất thường. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại sự việc để xử lý”, ông Hương nói.

Chùm ảnh do PV VietNamNet ghi lại:

Số ong mà vợ chồng ông Tuân mới thu mua đang được phơi nắng.

Đóng bao, cân số lượng để chuẩn bị gửi ra Hải Phòng cho đầu nậu để bán sang TQ.

Dụng cụ nấu mồi nhử là chiếc bếp dầu. Khi đi săn phải đưa toàn bộ dụng cụ ra đồng, đun cho mồi bốc khói thu hút ong.

Mồi nhử ong được bán với giá 50 nghìn/1 lượng. Người dân chẳng biết làm từ chất gì nhưng có tác dụng ghê gớm

Chỉ ngửi mùi của đàn ong dính mùi chết phơi nắng, ong bầu sống cũng đã tìm về nơi nhà ông Tuân. Và ông chỉ việc lấy vợt ra bắt

Ong bầu, loài vật có ích cho mùa màng đang bị tận diệt, bán sang TQ. Theo ông Tuân thì ở Hà Tĩnh mới chỉ nhà ông có, còn các tỉnh khác thì đã rộ lên phong trào bắt ong bằng cách thức này từ lâu.

Duy Tuấn - Trần Văn

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang