• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đời trầm thủy: Săn cá đồng xa

Nguồn tin: Báo An Giang, 21/08/2012
Ngày cập nhật: 23/8/2012

Điểm đáng quý ở các ngư dân khu vực sông Vàm Nao, nơi tiếp giáp giữa huyện Chợ Mới và Phú Tân, là chỉ tập trung đánh bắt những loại cá lớn, có giá trị cao chứ không bắt cá con. Dụng cụ chủ yếu của họ là lưới lết hoặc lưới đèn, tuy có dạo lưới sâu và khá dài nhưng luôn sử dụng mắt lưới to, cá nhỏ có thể chui qua dễ dàng. Cách làm này vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vừa tái tạo đàn cá quý phục vụ mưu sinh lâu dài.

Ngay cả khi mùa lũ về, họ kéo nhau đi đồng xa giăng cá linh thì cũng sử dụng loại mắt lưới có đường kính từ 2,5cm trở lên để bắt cá lớn, không bắt cá linh non như người dân ở một số nơi khác.

Chuẩn bị ra đồng lớn:

Mùa này, khi mực nước trên sông Vàm Nao đang lên cao, việc bắt cá sửu, cá cóc, cá dứa, mè hôi... với trọng lượng vài kg/con trở nên khó khăn hơn, cha con ông Nguyễn Văn Để và Nguyễn Văn Tặng, ấp Vàm Nao (xã Tân Hòa, Phú Tân), tạm xếp tay lưới lết trị giá cả chục triệu đồng vào bao tải lớn, cất ở góc nhà. Trong thời gian nghỉ ngơi chờ con nước lũ lên đồng, gia đình ông Để tranh thủ kết lại tay lưới cá linh để chuẩn bị cho chuyến làm ăn xa. Nhờ tận dụng được số lưới cá linh cũ từ mùa nước nổi năm trước nên ông Để chỉ phải tốn hơn 5 triệu đồng mua lưới mới về bắt thêm vô. Tính ra, nếu phải mua mới hoàn toàn thì tiền đầu tư sẽ không dưới 10 triệu đồng do tay lưới của ông Để dài đến... 5.000m, dạo lưới sâu 1m. Đó là chưa kể công sức gia đình bỏ ra làm viền lưới, bắt chì, làm phao nổi...

Ông Nguyễn Văn Để chuẩn bị tay lưới cá linh dài 5.000m.

Gần như dành trọn cuộc đời theo nghiệp sông nước, ông Để cho biết, có lẽ số ông đã định sẵn là gắn với con cá, tay lưới. Trước đây, cha mẹ tôi làm ruộng cũng có cho ít đất trồng lúa. Phần vì những năm 80, canh tác lúa mùa một vụ/năm không mấy hiệu quả, phần vì đam mê bắt cá nên tôi bán hết số đất ruộng, đầu tư mua ghe máy cùng tay lưới. Theo nghề bủa lưới quen rồi. Hôm nào không ra sông lớn là cứ thấy buồn buồn. Một số hộ nghỉ đánh bắt vào mùa nước, tạm thời kiếm sống bằng công việc khác nhưng tôi thì năm nào cũng đi đồng xa bủa lưới cá linh. Tuy vất vả nhưng cũng tạo được nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Hơn nữa, còn được tái ngộ với những người bạn từ nơi khác đến.

Vi vu cùng sông nước:

Năm 2011, trong khi nhiều người canh tác lúa vụ 3 lo lắng vì nước lũ bất ngờ dâng cao thì cha con ông Nguyễn Văn Để và Nguyễn Văn Tặng lại trúng mùa cá linh. Sau 3 tháng lênh đênh trên những cánh đồng xa ngập tràn nước, mỗi hộ trong đoàn ghe hơn 10 chiếc đi chung với ông Để đều kiếm được từ 14 – 15 triệu đồng sau khi trừ chi phí ăn uống, sinh hoạt. Mức thu nhập này cao hơn so với công việc bủa lưới lết, lưới đèn trên sông Vàm Nao.

Thường vào nửa cuối tháng 7 âm lịch, những đoàn ghe giăng lưới cá linh cũng bắt đầu xuất phát. Những người quen biết nhau thường tổ chức thành đoàn hơn 10 chiếc ghe để hỗ trợ nhau khi cần thiết. Hơn nữa, khai thác tập trung cũng tiện cho các ghe cá của thương lái theo thu mua. Những ngư dân luôn mang theo gạo, gia vị, bếp củi, mùng, mền, chiếu, gối... để sinh hoạt, ăn ngủ luôn trên ghe. Vị trí mà họ giăng lưới cá linh là những cánh đồng chưa sản xuất vụ 3, chạy dọc từ xã Tân Tuyến (Tri Tôn) qua vùng Kiên Hảo (tỉnh Kiên Giang) hoặc những cánh đồng dọc theo các tuyến kênh T4, T5, kênh Vĩnh Tế...

Họ chỉ giăng lưới bắt cá lớn chứ không dùng ngư cụ cấm khai thác cá non.

Ông Nguyễn Văn Để cho biết, với kinh nghiệm hàng chục năm trong nghề cá, ông có thể dễ dàng phát hiện nơi nào có luồng cá linh đi qua để chia nhau bủa lưới. “Do tay lưới dài đến 5 cây số nên cha con tôi bắt đầu bủa từ 3 giờ sáng cho đến 5 giờ 30. Sau đó, tranh thủ ăn cơm sáng, nghỉ ngơi một lúc. Đến 6 giờ 30, chúng tôi tiến hành vừa cuốn lưới vừa gỡ cá cho đến 3 – 4 giờ chiều. Mỗi ngày như vậy có thể kiếm được từ 40 – 50 kg cá linh, hơn 20 kg cá chạch. Toàn bộ số cá này đều được ghe của thương lái theo thu mua tại chỗ. Sau khi ăn cơm chiều, buổi tối chúng tôi thường gom ghe lại gần nhau lai rai vài xị đế, tâm sự chuyện đời, chia sẻ công việc. Mồi ngon thì có sẵn nhưng cũng không dám uống nhiều, phải tranh thủ nghỉ ngơi sớm để 3 giờ sáng hôm sau lại dậy bủa lưới”, ông Để nhớ lại.

Năm nay, diện tích sản xuất vụ 3 của An Giang và Kiên Giang cũng không tăng nhiều trong khi mực nước lũ được dự báo cao hơn trung bình nhiều năm. Những người giăng lưới cá linh đồng xa có cơ sở để hy vọng một mùa làm ăn hiệu quả.

NGÔ CHUẨN

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang