• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đời trầm thủy: Tìm cá quý dưới sông sâu

Nguồn tin: Báo An Giang, 21/08/2012
Ngày cập nhật: 22/8/2012

Là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang được hưởng lợi thế lớn khi có nguồn thủy sản tự nhiên dồi dào. Trong đó, có những loài cá quý thuộc loại đặc sản mà vùng khác ít có được, như: Bông lau, cá sửu, cá tra dầu, cá cóc, cá sọc dưa, mè hôi, cá kết... Những con cá to ngon, có giá trị cao thường tập trung ở sông Vàm Nao, vị trí kết nối lớn nhất giữa sông Tiền và sông Hậu.

Nguồn thủy sản dần cạn kiệt:

Mỗi chú cá to dính lưới có khi bán được tiền triệu nhưng cuộc sống của ngư dân Vàm Nao vẫn nghèo bởi lâu lâu họ mới “trúng” cá được một lần. Trong khi đó, lượng cá tự nhiên cũng ngày càng sụt giảm. Gần chục năm theo nghề bủa lưới ở sông Vàm Nao, chưa khi nào ông Huỳnh Văn Đựng (ba Đựng), ấp Bình Quới 2 (xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân), lại thất thu như mùa này. Những năm trước, việc thường xuyên bắt được cá ngon nặng từ vài ký đến cả chục ký là chuyện bình thường. Tuy nhiên, suốt từ đầu mùa đánh bắt cho đến nay, lưới của ba Đựng chỉ dính được 5 con cá sửu nhỏ với trọng lượng từ 1 – 2 kg, 1 con cá sọc dưa nặng 3kg cùng vài con cá cóc nặng từ 2,5 – 3 kg/con. “Năm nay, cá được thương lái mua có giá cao hơn năm ngoái. Cụ thể, cá sửu nhỏ bán được 85.000 đồng/kg, cá sọc dưa 70.000 đồng/kg, còn cá cóc lớn lên đến 120.000 đồng/kg nhưng không có để bán. Tính ra năm nay lượng cá bắt được chưa bằng 1/4 năm trước”, bà Lê Thị Hóa, vợ ba Đựng, than vãn.

Đánh lưới đèn trên sông Vàm Nao.

Khi chúng tôi ghé thăm, ba Đựng cho biết, hơn 1 tuần nay, ông không bắt được con cá nào dù mỗi ngày đều đi thả lưới 3 lần trên sông Vàm Nao vào sáng sớm, trưa và tối (canh lúc nước ròng). “Chưa kể công sức bỏ ra, chỉ tính tiền xăng thôi cũng đã tốn vài trăm ngàn đồng nhưng lưới thì vẫn trống không. Vợ tôi nản chí quá nên không theo bủa lưới nữa mà đi phụ tiếp may bao cho một người bà con trong xóm, kiếm tiền gạo và thức ăn. Mùa này thất thu quá nên phần lớn ngư dân đã gác lưới chờ đến mùa nước đi bắt cá linh, chỉ còn rất ít hộ đeo theo nghề thả lưới lết ở Vàm Nao”, ba Đựng thông tin.

Vẫn bám theo sông nước:

Theo ông Phan Văn Hổ (tám Hổ), ngư dân ấp Vàm Nao (xã Tân Hòa, Phú Tân), ba Đựng được biết đến là một tay săn cá giỏi trong vùng, nhất là với những loại cá ngon như cá sửu, cá cóc. Do vậy, đến cả ba Đựng còn chịu thua không bắt được chúng, chứng tỏ lượng cá tự nhiên này hiện không có nhiều. “Sở dĩ cá sửu, cá cóc, bông lau và một số loài cá ngon khác thường tập trung về sông Vàm Nao, bởi đặc tính con nước nơi đây khá sâu và luôn chảy mạnh (do sự chênh lệch mực nước giữa sông Tiền và sông Hậu tạo ra). Riêng loài cá sửu thì ẩn nấp theo các mô đất dưới đáy sông để chống chọi lại dòng nước luôn chảy xiết. Muốn bắt được chúng phải chọn loại lưới lết có dạo sâu 11 – 12 m, độ dài từ 400 – 500 m, thả phao nổi lên mặt nước còn lưới thì rà sát đáy sông, phủ lên các mô đất lồi lõm nơi cá sửu ẩn nấp. Đặc tính của loài cá này là vừa kéo lên khỏi mặt nước sẽ bị lòi bong bóng chết ngay. Tuy nhiên, chúng vẫn bán được giá cao. Ngoài cá sửu, lưới lết cũng có thể bắt được cá cóc, mè hôi, mè vinh, thác lác...”, tám Hổ giải thích.

Tranh thủ vá lại lưới chuẩn bị mẻ đánh mới.

Cũng theo tám Hổ, đối với những loài sống từ giữa lưng chừng nước đến gần đáy sông như bông lau, cá tra dầu, cá kết... ngư dân thường dùng loại lưới đèn để bắt. Đây là loại lưới có dạo sâu 15m nhưng chiều dài ngắn hơn lưới lết, chỉ khoảng 300m. Loại lưới này thường được bủa vào ban đêm. Ngư dân thường đặt những chiếc đèn dầu có kính chắn gió nổi trên mặt nước dọc theo tay lưới để báo cho tàu bè biết khu vực săn bắt cá. Đồng thời, hệ thống đèn cũng nhằm phân biệt vị trí lưới của mỗi người và báo hiệu cho ngư dân biết chỗ nào vừa dính cá. “Ở ấp Vàm Nao này, mỗi hộ thường có vài loại lưới khác nhau để khai thác cá theo mùa. Đến mùa lũ, họ tổ chức thành đoàn đi bủa lưới cá linh ở đồng xa. Hết mùa lũ lại quay về sông Vàm Nao chuẩn bị tập trung mùa săn cá bông lau (từ Tết Nguyên đán đến khoảng tháng 3 âm lịch). Đây cũng là mùa làm ăn xôm tụ nhất, mang lại nguồn thu nhập cao nhất cho ngư dân Vàm Nao. Hết mùa bông lau, họ lại tiếp tục khai thác những loài cá khác cho đến mùa nước nổi lại chuyển sang cá linh...”, tám Hổ chia sẻ.

Theo lời ngư dân ở khu vực sông Vàm Nao, tuy mùa này bủa lưới hơi thất thu nhưng không vì thế mà họ bỏ nghề. “Mùa này ít thì mùa sau có thể nhiều hơn. Dân ở đây không có ruộng đất, vốn liếng thì đã đầu tư mua sắm lưới, trang bị ghe và máy để đi bắt cá. Dù khó khăn cũng phải bám nghề bởi nếu bỏ lưới cũng chẳng biết làm gì để sống”, ông Nguyễn Văn Để, ngư dân ấp Vàm Nao, bộc bạch.

NGÔ CHUẨN

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang