• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đời trầm thủy: Ngâm mình bắt vẹm

Nguồn tin: Báo An Giang, 19/08/2012
Ngày cập nhật: 22/8/2012

L.T.S: Có những người khi sinh ra, cuộc đời họ đã định trước là sẽ gắn liền với sông nước. Đó có thể là khách thương hồ hay những người sinh sống trên các làng bè. Tuy nhiên, các nhân vật mà chúng tôi đề cập đến trong loạt bài này là những phận người vì mưu sinh, phải thường xuyên lặn ngụp dưới sông sâu, trên đồng cạn để mò vẹm, bắt hến, truy tìm những loại cá ngon… với bao hiểm nguy rình rập.

Trong các loài động vật nước ngọt, có lẽ hến và vẹm luôn chịu “thiệt thòi” nhiều nhất. Chúng chỉ biết vùi mình dưới đáy sông và rất ít di chuyển nhưng vẫn bị con người tàn sát. Khi mà những chiếc máy cào điện, cào tay chỉ còn bắt được những chú hến nhỏ với số lượng ngày càng ít thì để tìm được loài vẹm to, ngon, nhiều người phải chịu khó lặn lội vào đồng sâu, ngâm mình suốt ngày dưới các tuyến kênh nội đồng mò bắt từng con một. Vất vả là vậy nhưng họ cũng chỉ kiếm đủ tiền cơm gạo hàng ngày.

Bán vẹm cho khách đi đường

Nghề vất vả:

Thời điểm này, những khách đi đường trên tuyến Tỉnh lộ 941, đoạn thuộc xã Vĩnh Bình (Châu Thành), rất dễ bắt gặp những sạp nhỏ ven đường với các loại đặc sản như: Điên điển, bông súng, mía, ốc, vẹm, hến… Tôi dừng lại ở một “gian hàng” bày bán những chú vẹm rất to, ước lượng 1 kg chỉ hơn 10 con. Anh Châu Minh Phụng, ấp Vĩnh Lộc (xã Vĩnh Bình), cho biết, để bắt được số vẹm này, anh đã chạy xe gần 20 cây số dọc theo các tuyến kênh 8, 9, 10, 11, 12… thuộc địa bàn các xã Bình Chánh, Bình Phú, Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú). Từ sáng sớm, anh Phụng tranh thủ lót dạ bằng chén cơm chiên, mang theo chai nước, chiếc giỏ đựng vẹm và bắt đầu cho ngày làm việc mới. Sau khi chạy vòng quanh các con kênh, xác định nơi nào có nhiều vẹm, anh Phụng gởi xe tại một nhà dân và nhanh chóng lao xuống nước. Công việc mò vẹm của anh thường kéo dài liên tục từ 8 giờ sáng cho đến 11 – 12 giờ trưa. Có những nơi nước sâu, anh phải thường xuyên lặn xuống đáy kênh theo kiểu “trồng chuối ngược” để không bỏ sót chú vẹm to nào. Khi bước lên bờ, lớp da trong lòng bàn tay, bàn chân của anh Phụng đã co dúm lại vì trầm mình quá lâu dưới nước. Mặc cho quần áo còn ướt sũng và lạnh cóng, anh vẫn tranh thủ mang số vẹm về nhà để vợ kịp bày bán cho khách đi đường vào buổi chiều. “Trước đây, tôi sống ở xóm cào hến dưới chân cầu Chữ S (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) nên rất rành đặc tính của hến, vẹm, chỉ cần quan sát màu nước là biết nơi nào chúng sinh sống nhiều. Tuy nhiên, do tốc độ đánh bắt quá nhanh khiến chúng không sinh sản kịp. Hiện nay, muốn cào được nhiều hến phải chạy ghe đi rất xa nhưng đa phần chỉ bắt được những con nhỏ. Còn nghề mò vẹm, bây giờ vất vả lắm, phải tranh thủ đi bắt trước khi mùa nước về bởi khi nước ngập sâu, không thể lặn nổi xuống đáy kênh”, anh Phụng chia sẻ.

Anh Phụng giới thiệu số vẹm ngon vừa bắt được

Chỉ đủ đắp đổi qua ngày:

Tuy nói là vất vả nhưng nhờ có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, anh Phụng có thể mò được mỗi ngày trên dưới 20 kg vẹm. Với giá bán từ 10.000 – 15.000 đồng/kg cho khách đi đường, tính ra gia đình anh cũng có thu nhập khoảng 250.000 đồng/ngày, có thể coi là cao ở vùng này. Trong khi đó, cũng vất vả vào các tuyến kênh mò vẹm từ sáng sớm cho đến xế trưa nhưng vợ chồng chị Phạm Thị Nhớ chỉ bắt được từ 7 – 10 kg/ngày. Hơn nữa, do không bắt được vẹm lớn nên giá bán cũng thấp hơn “gian hàng” của anh Phụng. Bình quân mỗi ngày, vợ chồng chị Nhớ kiếm chỉ vài chục ngàn đồng từ công việc này. Để tăng thêm thu nhập trong thời điểm nông nhàn, bà Nguyễn Thị Tay (mẹ chị Nhớ) tranh thủ mua điên điển, cà pháo về làm dưa chua bán kèm với vẹm. Mỗi ngày, bà bán được từ 5 – 7 keo dưa chua cho lữ khách trên Tỉnh lộ 941, kiếm lời từ 20.000 – 30.000 đồng. “Cuộc sống khó khăn nên kiếm được đồng nào hay đồng đó. Tội nghiệp, con gái và thằng rể tôi lặn ngụp dưới nước mò bắt từng con vẹm nhưng bán không được bao nhiêu tiền. Tuy nhiên, mùa này không đi mò vẹm cũng chẳng biết làm gì”, bà Tay bộc bạch.

Nếu như ở Vĩnh Bình (Châu Thành) thường bán vẹm sống cho khách về tự chế biến thì ở thị xã Tân Châu có nhiều quán chuyên bán các món ăn từ vẹm (người dân địa phương gọi là con “lía”) như: Hấp gừng, nướng mỡ hành, xào nước dừa… Để có đủ lượng vẹm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thực khách, hàng chục hộ dân nơi đây đua nhau đi mò vẹm ở các con kênh. Khác với Vĩnh Bình chỉ tập trung mò vào buổi sáng, ở Tân Châu người ta trầm mình dưới nước suốt cả ngày. Vì mưu sinh cuộc sống, hàng chục dân nghèo vẫn bất chấp cái lạnh cùng các căn bệnh về da do nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm…

NGÔ CHUẨN

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang