• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Nghề lặn biển: Tiền nhiều, hiểm nguy không ít

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 17/08/2012
Ngày cập nhật: 18/8/2012

Hiện nay, với giá bán từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng/kg hải sâm tươi, từ 150 - 200 ngàn đồng/kg ốc ruột... nghề lặn biển được xem là nghề hái ra tiền, giúp nhiều ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) kiếm bạc tỉ. Tuy nhiên, nghề lặn biển luôn thường trực nhiều rủi ro.

Thông thường, để bắt được những con hải sâm có trọng lượng khoảng 1 kg trở lên, hoặc những con ốc có giá trị dinh dưỡng cao, người thợ lặn phải "vùi đầu" xuống độ sâu từ 30 - 80m nước biển, ngâm mình dưới đáy biển cả giờ đồng hồ. Còn người đứng trên tàu có nhiệm vụ canh giờ và giữ dây hơi không để gấp và kéo họ lên khi cần thiết. Gọi là lặn hơi, nhưng thợ lặn chỉ ngậm một ống nhựa hoặc cao su thô sơ bằng ngón tay có chiều dài hàng trăm mét được nối với máy nén khí có gắn bình ôxy. Bình hơi được đặt trên khoang thuyền và được sử dụng chung cho nhiều dây cùng một lúc. Trang bị của người thợ lặn chỉ vỏn vẹn bấy nhiêu, nên chuyện gặp tai nạn do trục trặc hệ thống cung cấp hơi thường xuyên xảy ra, nhiều ngư dân trở nên tàn phế suốt đời vì những trục trặc này.

Nghề lặn biển “hái”ra tiền nhưng cũng lắm rủi ro. Ảnh: Lê Đức

Ông Bùi Thượng (75 tuổi), một thợ lặn "lão luyện" ở thôn Tây, xã An Hải cho biết, những năm trước khi chưa có máy hơi, hầu hết ngư dân theo nghề này phải "lặn bộ" chỉ với một kính lặn bao trùm lấy khuôn mặt để không cho nước biển vào. Do đó, thời gian của một lần lặn kéo dài chừng 5 đến 7 phút.

Những năm gần đây, nhờ có bình hơi nên lặn sâu hơn, hiệu quả hơn. Những thợ lặn lành nghề ở đảo Lý Sơn, mỗi năm bỏ túi được đôi ba cây vàng, nhưng hiểm nguy cũng tỉ lệ thuận với số vàng họ kiếm được. Và câu nói "Sinh nghề tử nghiệp" cũng gắn liền với những thợ lặn ở Lý Sơn. Nhiều thợ lặn đã trải qua những chấn thương, nhẹ thì nhức đầu khó thở, nặng thì chảy máu tai, máu mũi, có khi bại liệt chân tay, nằm liệt gường, thậm chí còn thiệt hại tính mạng do giảm áp không đúng quy trình. Nguy hiểm là vậy, nhưng đây là nghề mưu sinh nuôi sống gia đình nên những thợ lặn ở Lý Sơn vẫn gắn bó với nghề.

Ngư dân Lê Túc, chủ tàu cá QNg 66029 TS, ở thôn Tây xã An Hải, đang tham gia khai thác hải sâm tại ngư trường Trường Sa chia sẻ: "Đâm lao thì phải theo lao", làm nghề này tuy cực nhưng nếu trúng thì không nghề nào cho thu nhập bằng. Mỗi chuyến vươn khơi cả tháng trên biển, trung bình mỗi ngày một thợ lặn phải thực hiện từ 3 đến 4 ca lặn ở độ sâu 50 - 70m nước dưới đáy đại dương. Thời gian ở dưới đáy biển của mỗi ca lặn ước chừng từ 45 phút đến 1 giờ đồng hồ, nếu trúng ổ hải sâm thì một ca lặn cũng kiếm bạc triệu. Do cho thu nhập cao nên hiện nay nghề lặn đang thu hút nhiều ngư dân địa phương tham gia.

Ở huyện đảo Lý Sơn, hầu như năm nào cũng có người ăn nên làm ra bằng nghề lặn. Nhưng cũng xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm. Ông Mai Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã An Hải cho biết: Toàn xã hiện có gần 100 tàu cá, với trên 100 lao động đang tham gia nghề lặn. Từ năm 2010 đến nay, đã có trên 10 trường hợp tử nạn bởi nghề này. Đó là chưa kể số bị thương tích để lại di chứng và bại liệt suốt đời. Nhiều gia đình có 2 - 3 người đều thiệt mạng vì nghề lặn.

Từ thực tế đó, người đi biển nên ý thức rõ về sự hiểm nguy để tự bảo vệ mình, đồng thời các cơ quan chức năng cũng cần có những hướng dẫn cụ thể hơn về an toàn lao động cho nghề lặn để các ngư dân an tâm bám biển mưu sinh.

VM

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang