• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lâm Đồng: Những “kỹ sư chân đất”

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 12/07/2012
Ngày cập nhật: 13/7/2012

Từ nhu cầu thực tế của sản xuất và đời sống, thời gian qua nhiều nông dân đã trở thành “kỹ sư” cho dù họ chưa được qua một trường lớp đào tạo nào. Nhiều loại máy móc nông cụ do họ sáng chế và sản xuất đã được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận. Ở tỉnh Lâm Đồng, việc nhà nông nghiên cứu ra các loại máy móc nông cụ gần như đã trở thành phong trào ở nhiều địa bàn.

Những “kỹ sư chân đất”, “kỹ sư bất đắc dĩ” ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay có thể kể tới là Kơ Sã Ha Tang ở xã Đa Sar, Lạc Dương, người đã chế tạo ra máy tách hạt bắp; Vũ Đình Phúc ở phường 7, Đà Lạt với máy sản xuất phân bón từ phế phẩm nông nghiệp; Nguyễn Văn Sướng ở xã Đạ Ròn, Đơn Dương với chiếc máy thái cỏ dùng cho chăn nuôi trâu bò; hay Nguyễn Hồng Chương ngụ tại xã Lạc Lâm, Đơn Dương sáng chế ra những chiếc máy gieo hạt giống trên vỉ xốp, máy trộn giá thể… dùng trong quy trình sản xuất rau chất lượng cao rất được nông dân các vùng chuyên canh rau hoa ưa thích… Mới đây lại xuất hiện thêm hai “kỹ sư chân đất” nữa với chiếc máy thu hoạch khoai tây, đó là các anh Nguyễn Văn An và Lê Văn Cư ở phường 7, Đà Lạt.

Chiếc máy thu hoạch củ khoai tây của anh Nguyễn Văn An và anh Lê Văn Cư khi hoạt động được lắp sau máy kéo, kéo theo lưỡi cày xới đất (được điều chỉnh nông sâu theo yêu cầu) có lẫn củ khoai, người nông dân chỉ việc đi sau và thu lượm củ. Theo nhận xét của những người đã sử dụng thì máy thu hoạch khoai tây này có năng suất tương đương 30 công lao động và không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng củ, nhưng giá thành sản xuất chỉ vào khoảng 10 triệu đồng/chiếc.

Tại Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh mới được Hội Nông dân tỉnh tổ chức đã có rất nhiều “kỹ sư chân đất” đưa sản phẩm của mình tới tham gia và Ban Tổ chức cuộc thi là Hội Nông dân tỉnh và các ban, ngành chức năng của tỉnh đã vinh danh 5 công trình sáng tạo, gồm Vũ Đình Phúc với máy xay phế phẩm nông nghiệp thành phân bón, Nguyễn Hồng Chương với máy đóng đất vào vỉ xốp, Nguyễn Hữu Thịnh (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng) với máy đánh và tách vỏ đậu ngữ, Vũ Văn Pháp và Phạm Văn Thịnh (Lộc Thanh, Bảo Lộc) với lò sấy cà phê hai mặt, Phan Bình (Liên Nghĩa, Đức Trọng) sản xuất và tung ra thị trường giá đỡ đẻ và chăm sóc heo con…

Ở một địa bàn có diện tích cà phê lớn, lượng cà phê cần được sơ chế sau thu hoạch cao như Lâm Đồng thì việc sấy khô hạt cà phê luôn luôn là trăn trở của nhà nông. Việc nghiên cứu và sáng tạo ra lò sấy cà phê 2 mặt của những nông dân xã Lộc Thanh thật sự là “cuộc cách mạng” trong khâu thu hoạch - sơ chế cà phê và đang được hàng ngàn hộ nông dân thâm canh cà phê trong tỉnh đón nhận. Ưu điểm của lò sấy này - theo nhận định của Ban Tổ chức cuộc thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh - là trong quá trình sấy cà phê không phải đảo hạt, có thể dùng ngay vỏ cà phê làm nhiên liệu đốt lò, trong khoảng thời gian 15 giờ có thể sấy khô 1,3 tấn nhân cà phê tương đương 5,2 tấn quả cà phê tươi, chất lượng hạt cà phê sau sấy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng chỉ cần 2 lao động vận hành.

Ngoài việc giải phóng bớt sức lao động, tăng năng suất lao động cho người nông dân, hạ bớt giá thành nông sản… những máy móc nông cụ do những “kỹ sư chân đất” sáng chế thời gian qua còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Đơn cử như chiếc máy sản xuất phân bón từ phế phẩm nông nghiệp của anh Vũ Đình Phúc (phường 7, Đà Lạt) đã góp phần giải quyết tình trạng ứ đọng hàng ngàn tấn rác thải, phế thải trong quá trình sản xuất rau hoa vốn đang là vấn đề bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường và hạn chế bồi lấp các công trình thủy lợi - du lịch của địa phương.

Từ thực tế đòi hỏi của đời sống sản xuất, lại được Hội Nông dân và các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, hy vọng Lâm Đồng sẽ có thêm nhiều “kỹ sư chân đất” và nhiều công trình sáng tạo được ra đời, được vinh danh và được nông dân chấp nhận.

ĐỨC HƯNG

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang