• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giải pháp mới trong xử lý nước thải

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 23/05/2012
Ngày cập nhật: 24/5/2012

Trước tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng phổ biến, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến việc bảo vệ môi trường sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trong tương lai.

Hiện nay, đa phần việc xử lý nước thải trong chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, nước rỉ từ rác thải vẫn chưa được quan tâm xử lý đúng mức. Nạn xả nước thải chưa qua xử lý triệt để ra bên ngoài môi trường sẽ là nguyên nhân làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Nhằm tạo điều kiện cho người kinh doanh, sản xuất dễ dàng tiếp cận với các phương pháp xử lý nước thải, UBND tỉnh Hậu Giang vừa có Quyết định ghi nhận kết quả nghiên cứu đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu sử dụng cỏ Vertiver để xử lý nước thải từ các bãi rác và nước thải sản xuất”. Đây được xem là một giải pháp mới, mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải sản xuất tại địa phương. Thạc sĩ Huỳnh Tấn Vụ, chủ nhiệm đề tài, cho biết: “Ưu điểm của phương pháp xử lý này là chi phí thấp, xử lý bằng phương pháp sinh học nên thân thiện với môi trường. Cỏ Vertiver là thành phần chính đóng vai trò loại bỏ các chất hữu cơ, kim loại nặng, một số loài vi sinh còn tồn tại trong nước trước khi thải ra môi trường”.

Mô hình xử lý nước thải sản xuất bằng cỏ Vertiver thử nghiệm tại lò giết mổ phường 3, TP.Vị Thanh.

Theo mô tả, hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh sẽ được thực hiện theo quy trình: nước thải trực tiếp từ các cơ sở sản xuất, bãi rác sẽ được thải qua hầm ủ (biogas), ao lắng. Sau đó, nước thải từ hầm ủ sẽ được dẫn đến khu vực xử lý bằng một hệ thống gồm nhiều ao. Cỏ Vertiver sẽ được bố trí trồng xung quanh khu vực ao và trên các khoảng liếp ngăn cách các ao với nhau. Đồng thời, cỏ cũng được trồng trên bè trên mặt ao để việc xử lý được hiệu quả hơn. Ngoài ra, tại các đầu ao được đặt hệ thống lọc nước theo phương pháp sinh học. Với phương pháp này, cỏ sẽ là thành phần chính hấp thụ các chất hữu cơ, kim loại nặng còn tồn tại trong nước thải. Trải qua vòng xử lý, ngay đầu ra của hệ thống xử lý, người dân có thể lắp đặt thêm hệ thống tưới hoàn lưu để tận dụng nguồn nước sau khi xử lý để tưới cỏ trên liếp, quanh hệ thống ao. Cách làm này sẽ tăng hiệu quả của việc xử lý, giúp duy trì sự sống và phát triển của cỏ.

Theo nghiên cứu thử nghiệm tại một số lò giết mổ trên địa bàn tỉnh cho thấy, kết quả xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học này khá hiệu quả. Đơn cử, chất rắn lơ lửng SS thường thấy trong nước thải, sau 28 tháng sử dụng phương pháp xử lý hàm lượng đã giảm đến 73%. Ngoài ra, đối với các chất hữu cơ như: N tổng hợp, P tổng hợp, COD, POD… khả năng với phương pháp này tỷ lệ hấp thụ các chất sẽ rất cao. Do chi phí đầu tư không quá lớn, nên phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi trong các cơ sở chế biến, lò giết mổ. Theo ước tính, đối với quy mô lò giết mổ số lượng 25 - 30 con heo/ngày, lượng nước thải khoảng 10 m3/ngày, đêm thì chi phí để thực hiện hệ thống xử lý khoảng 10 triệu đồng. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, không chỉ áp dụng cho việc xử lý chất thải tại các lò giết mổ, mà còn áp dụng đối với các bãi rác, cơ sở chế biến thủy, hải sản… Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp xử lý này là đòi hỏi phải có diện tích đất nhất định từ 500 - 1.000 m2 để tạo thành hệ thống ao lọc. Ngoài ra, do cỏ là thành phần chính để lọc và lưu giữ các chất độc hại trong nước, nên việc chăm sóc, cắt tỉa cỏ phải thực hiện định kỳ sẽ tốn công chăm sóc.

Hiện nay, việc bảo vệ môi trường đang là vấn đề được mọi người quan tâm. Thực tế trên địa bàn tỉnh, đa phần các cơ sở sản xuất, kinh doanh, những điểm chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, các lò giết mổ đang hoạt động vẫn chưa được đầu tư hệ thống xử lý theo quy định. Tình trạng nước rỉ từ các bãi rác thải ra bên ngoài môi trường vẫn còn phổ biến. Sự ra đời của các giải pháp xử lý chất thải sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường từ các lò giết mổ, cơ sở sản xuất, chế biến gây ra…

MỸ AN

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang