• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thông tin thịt heo có chất tăng trọng - Không nên quá lo

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 16/03/2012
Ngày cập nhật: 17/3/2012

Ngày 15-3, trao đổi với PV Báo SGGP, ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, thông tin về chất tạo nạc trong heo là có nhưng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng dưới 1%, nên người tiêu dùng không nên quá lo sợ.

Vận động viên thể hình cũng dùng hormon... kích nạc

Giá thịt heo trong tuần qua ở các tỉnh ĐBSCL đã giảm từ 52.000 đồng xuống còn 45.000 - 48.000 đồng/kg. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần lo lắng nói: “Nếu cứ tình trạng như vậy thì sẽ gây ảnh hưởng tới người chăn nuôi chân chính, buộc họ bỏ đàn gia súc và tới giữa năm chúng ta lại phải bàn chuyện thiếu thịt, lo bình ổn giá”.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, một số hộ chăn nuôi ở Đồng Nai và Bình Phước sử dụng chất tạo nạc trong heo thuộc nhóm Beta-Agonists đã làm người tiêu dùng đang quay lưng với thịt heo. Vẫn theo ông Sơn, lượng thịt heo được phát hiện có chứa hormon tăng trưởng (còn gọi tăng trọng, chất kích nạc) chỉ là số ít, do các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ ở một số tỉnh phía Nam lén lút sử dụng, chứ không phải tất cả nguồn thịt heo bán trên thị trường hiện nay đều có nhóm Beta-Agonists.

Điều làm người dân hoang mang, lo lắng là các hoạt chất trong nhóm Beta-Agonists mà một vài hộ ở tỉnh Đồng Nai sử dụng để chăn nuôi heo có độc hại không? Ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản khẳng định, vì đã nằm trong danh mục cấm nên chắc chắn có ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, với điều kiện là phải sử dụng với liều lượng nhiều thì mới nguy hại.

Vẫn theo ông Hào, sự thực là ngay cả các vận động viên cơ bắp, thể hình trên thế giới và của Việt Nam hiện nay cũng phải sử dụng nhóm hoạt chất trên để tạo cơ bắp theo sự chỉ định của các chuyên gia dinh dưỡng và y tế.

Thận trọng với thịt nạc gần dính vào da

Ông Phùng Hữu Hào trấn an, người tiêu dùng không nên quá hoang mang với thịt heo và tỷ lệ thịt có thuốc tăng trọng cũng không phải nhiều. “Trong năm 2011, để làm rõ chất tăng trọng, chúng tôi đã thành lập nhiều đoàn đi thanh tra kiểm tra tại các đầu mối giết mổ, chợ tiêu thụ trong cả nước và đã thu thập hàng trăm mẫu thịt để kiểm tra. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, phân tích thì tỷ lệ mẫu thịt có sử dụng chất tăng trọng, hormon tăng trưởng, tạo nạc chỉ có dưới 1%, nghĩa là rất nhỏ” - ông nói.

Ông Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ: thực ra thông tin về thịt có chất tăng trọng không phải là mới mà đã xuất hiện từ nhiều năm nay. “Người dân vẫn có thể yên tâm mua thịt heo khi các thông tin thịt heo có chất kích nạc chưa được cơ quan chức năng kiểm chứng”, ông Sơn cho biết.

Ông Hào nói thêm, khi ra chợ, bản thân bà con nội trợ cũng có thể tự phân biệt được loại thịt nào được nuôi theo cách thông thường, loại thịt nào sử dụng thức ăn tăng trọng bằng việc quan sát màu sắc và đặc điểm thịt. Trong đó, người tiêu dùng có thể tránh mua những loại thịt heo có mông và vai nở to, bắp thịt cuộn lên một cách khác thường nếu quầy còn để nguyên con. Còn thịt đã qua pha cắt thì có thể phân biệt bằng quan sát tỷ lệ nạc trên miếng thịt. Theo đó, thịt sử dụng chất tăng trọng có tỷ lệ nạc quá nhiều, màu hơi sậm, nạc gần như dính vào da, phần mỡ thậm chí chỉ có khoảng 1 cm. Trong khi thịt heo nuôi theo kỹ thuật thông thường có màu hồng tươi, phần mỡ khá nhiều, thơm ngon.

Văn Phúc

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang