• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngư ông và biển giả

Nguồn tin: Sài Gòn Tiếp Thị, 01/02/2012
Ngày cập nhật: 3/2/2012

“Ha ha ha...” - tiếng cười sảng khoái của lão cứ vang lừng mặt biển mỗi khi chúng tôi bắt được những con cá lớn. Đâu cứ ở biển, cứ bốc điện thoại gọi cho lão thì lại được nghe những tràng cười vui sướng hết cỡ ấy.

Niềm vui khi câu được con cá mú cả nửa tạ.

Đứa con của biển

Dân câu tài tử khắp nước mấy ai chẳng biết thuyền trưởng Trần Văn Khánh. Cứ mỗi năm hai mùa, mùa sau tết đến tháng năm và mùa biển động tháng tám tháng chín, họ xếp lịch kín cả chỗ để được đi câu cùng lão. Một anh nhà báo sau chuyến đi câu với tôi đã nhận xét rất tinh là lão tuy ít học nhưng kiến thức về biển thì đến tiến sĩ hải dương cũng không hơn được. Mà lão rành thiệt. Cả vùng biển Côn Đảo rộng lớn thế nhưng với lão chỉ như một cái hồ câu dịch vụ mà lão đang làm ông chủ, hễ muốn câu dính loại cá gì, nhiều hay ít là lão đều có thể làm được. Bởi mới mười hai tuổi lão đã theo nghề biển. Hăm mốt lên tài công. Nhờ theo nghề biển, lão chẳng những ăn nên làm ra mà kéo theo những đứa em của mình khiến ai nấy giờ đều có ghe câu. Câu, đánh lưới, lặn biển săn cá hay tôm hùm, mò đồ cổ… nghề nào lão cũng làm qua. Từ làng chài La Gi, Bình Thuận ra đến Côn Đảo lập nghiệp, lão đã khai phá nhiều ngư trường và có hẳn một cái rạn mang tên mình: rạn Ông Khánh.

Người khai phá

Năm 2003, có một ông Việt kiều Mỹ về nước, mê câu đến độ bỏ cả tháng ròng dẫn vợ ra Côn Đảo tìm cảm giác câu biển. Nhưng suốt tháng trời cứ đi hết ghe câu này đến ghe câu khác, ông đều không câu được cá. Mãi đến lúc tình cờ gặp lão Khánh trên biển, ông Việt kiều mới thoả đam mê.

Mối “lương duyên” của dân câu chuyên nghiệp và dân câu tài tử của Sài Gòn gặp nhau từ đó. Lão dần dần đưa những thành viên của câu lạc bộ câu cá Bốn số chín đi câu và hình thành dịch vụ câu biển chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam. Với cuốn “sổ vàng” ghi lại hàng trăm toạ độ câu cá, lão có thể đáp ứng niềm vui của hàng trăm cần thủ trong mỗi mùa câu. Có người mỗi năm chỉ làm một hai chuyến, có người làm cả chục chuyến câu. Có người sau chuyến câu đóng thùng vài chục ký cá, có người cả trăm ký, dành ăn cả mấy tháng hay làm quà quý tặng bạn bè, người thân. Mùa câu đầu năm vừa rồi, lão đã phụ trợ cho tay câu Phong, Biên Hoà lập kỷ lục bắt được con cá mú thông 54 kg!

Con cá to bắt được từ một chuyến đi câu ở Côn Đảo.

Quan hệ giữa lão và các tay câu không đơn thuần là giữa người bán và người mua dịch vụ. Đó là quan hệ thân tình như bạn bè, thân thuộc. Các nhóm câu không chỉ trả tiền dịch vụ mà thường mang quà tặng cho lão và các bạn câu trên ghe, khi thì máy tầm ngư, định vị, khi thì cần, máy câu, lúc là quần áo, quà bánh, vật dụng… Khi nào lên Sài Gòn chơi thì lão là thượng khách của biết bao anh em câu cá.

Biển không là giả

Không chỉ có nụ cười hào sảng mà lão còn có gương mặt bình thản, an nhiên như mặt biển Côn Đảo mùa gió êm. Có lần, đi câu với lão ngay cơn bão Xangsane năm 2006, tin bão cứ mười lăm phút báo một lần, bụng đánh lô tô khi đêm nằm nghe báo bão, thế nhưng lão vẫn thản nhiên giữ anh em lại câu. Mãi sáng hôm sau, khi câu được con cá mú thông nặng 18 kg và đài báo có gió tây nam, lão mới chịu quay ghe lại Bến Đầm trú bão. Tàu vừa cập bến bão đã thổi mù trời…

Tay “lão ngư” chỉ mới bốn mươi sáu tuổi này quả đa tài. Chẳng những lái ghe, chọn điểm câu giỏi, lão câu phải nói thuộc hàng siêu đẳng. Câu cần máy thì không cần nói, nhưng lâu lâu lão lại giở ngón nghề cũ, câu cá thu bằng cần tre và chiếc ống câu gỗ “quần vợ áo con” một thời của mình. Khi con cá thu nặng đến 15 kg dính câu, lão dìu cá đẹp như múa thái cực quyền, xả dây bằng tay cứ tanh tách thật ngoạn mục. Khi nổi hứng, lão tự tay vô bếp làm những món thật “bắt” bằng mực tươi, cá tươi cho anh em thưởng thức… Ấy vậy mà lão hầu như không uống giọt rượu nào và cũng chẳng để anh em bạn câu nhậu trên ghe của lão. Tất cả chỉ để phục vụ thật tốt và an toàn cho các tay câu. Chiếc ghe câu của lão cứ hết mùa lại được trùng tu, cẩn thận đến từng con ốc con vít bắt vào ghe. Lão thường tâm sự: “Nghề biển giả mà, bạc bẽo lắm. Nhiều bất trắc, nguy hiểm, khi có khi không, chẳng biết đâu mà lần. Mình mà không kỹ lưỡng thì dễ thua lắm…”. Ừ, biển thì giả, nhưng những ngư dân chí thú như lão vẫn hoá “thật” khi biết nể sợ và tôn trọng sự khắc nghiệt của những con sóng bạc đầu…

Mà kể về lão thì thật là dễ nổi cơn cuồng nhớ những chuyến đi câu, nhớ như điên tiếng cười ha hả của lão…

ĐOÀN ĐẠT

Các tinkhác

30/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
24/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
16/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin cũ: năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang