• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chú trọng quy hoạch để bảo tồn đa dạng sinh học

Nguồn tin: Báo Bình Định, 30/11/2020
Ngày cập nhật: 1/12/2020

Bình Ðịnh là một trong những địa phương có tính đa dạng sinh học phong phú. Tuy nhiên, hiện nhiều hệ sinh thái đặc hữu với những loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng, đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học

Thống kê của các nhà khoa học cho biết: Trên địa bàn tỉnh có 2.269 loài thực vật bậc cao, 315 loài thực vật nổi, 244 loài chim, 103 loài thú, 45 loài lưỡng cư, 95 loài bò sát, 353 loài côn trùng, 281 loài cá, 160 loài động vật nổi, 210 loài động vật đáy. Đồng thời, Bình Định cũng có tới 749 nguồn gen quý, trong đó có 222 loài thực vật bậc cao, 215 loài chim, 92 loài thú, 42 loài lưỡng cư, 56 loài bò sát, 8 loài côn trùng, 114 loài cá. Đáng lưu ý, những loài này có tên trong danh lục các loài quý hiếm của Sách đỏ Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (2015) và Sách đỏ Việt Nam (2006).

Khôi phục, phát triển rừng ngập mặn đầm Thị Nại sẽ góp phần tăng cường tính đa dạng sinh học. Ảnh: NGỌC NHUẬN

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hệ sinh thái khá đa dạng, với 8 hệ sinh thái, gồm: Rừng tự nhiên; rừng thứ sinh; rừng tre nứa, các thảm cỏ, cây bụi; nông nghiệp; thủy vực nội địa; đầm; rạn san hô; dân cư, đô thị, khu công nghiệp.

Tuy nhiên, Bình Định cũng đang đối diện nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH) do tình trạng ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu, cùng với vấn nạn khai thác, đánh bắt, hủy diệt hệ sinh thái. Cụ thể, trước năm 1975, đầm Thị Nại có trên 1.000 ha rừng ngập mặn và 200 ha thảm cỏ biển, đến nay diện tích rừng ngập mặn chỉ còn trên 95 ha; năng suất khai thác tự nhiên của đầm cũng giảm sút nghiêm trọng, nhuyễn thể giảm 67%; tôm giảm trên 65%; cá giảm 47%; ghẹ - cua giảm 25%. Đồng thời, trên địa bàn tỉnh có gần 160 loài thực vật bị đe dọa ở mức quốc gia; quần thể các loài thực vật trên địa bàn đang bị suy giảm, nhiều loài đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Quy hoạch bảo tồn

Theo bà Hà Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở TN&MT, trước tình trạng trên, Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về giá trị và vai trò của ĐDSH, trong đó chú trọng các nội dung về bảo tồn, phát triển các giống vật nuôi, cây trồng bản địa; phát động các phong trào bảo tồn ĐDSH tại các địa phương; thực hiện các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH…

Trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về ÐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh xác định các nhiệm vụ quan trọng giai đoạn 2021 - 2030 gồm: Tăng cường công tác quy hoạch bảo tồn ÐDSH; duy trì công tác bảo tồn Khu bảo vệ cảnh quan Núi Bà, Khu bảo vệ cảnh quan Vườn Cam Nguyễn Huệ, Khu bảo vệ cảnh quan Quy Hòa - Ghềnh Ráng; duy trì công tác bảo tồn, đồng thời lập luận chứng chuyển đổi Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn thành Khu dự trữ thiên nhiên An Toàn; lập quy hoạch mới Khu bảo tồn loài sinh cảnh đầm Trà Ổ, Khu dự trữ thiên nhiên đầm Thị Nại.

Đồng thời, Sở đã tham mưu UBND tỉnh lập Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Kết quả, trên địa bàn tỉnh hiện có 64 cơ sở nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và thông thường; 1 cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; 1 cơ sở bảo tồn ĐDSH. Trong đó, cơ sở nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã có 64 cơ sở với 3.843 cá thể của 21 loài; cơ sở bảo tồn ĐDSH thuộc Công ty CP Đầu tư và phát triển vườn thú Faros có 42 loài…

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đề ra một số giải pháp trọng tâm, như: Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác bảo tồn ĐDSH gắn với phòng ngừa ứng phó biến đổi khí hậu; tăng cường các biện pháp phối hợp đồng bộ giữa các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh trong việc quản lý động vật hoang dã; xây dựng cơ sở dữ liệu ĐDSH trên địa bàn tỉnh; xây dựng đầu tư thiết lập hành lang ĐDSH, như: Kết nối Khu bảo tồn An Toàn (Bình Định) với Khu bảo tồn Kon Chư Răng (Gia Lai) và Khu bảo tồn khu Tây huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi); thực hiện các dự án về ĐDSH, như: Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống các khu bảo tồn và các loài động, thực vật trong tỉnh và nâng cao năng lực quản lý thông tin; điều tra, thống kê định kỳ các hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật đặc hữu có giá trị khoa học, kinh tế hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng tại đầm Đề Gi, Khu bảo tồn An Toàn.

VIẾT HIỀN

Các tin mới

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang