• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngành thủy sản không quá quan ngại vì nCoV

Nguồn tin: Công Thương, 11/02/2020
Ngày cập nhật: 15/2/2020

Việc xuất khẩu thủy sản của nhiều địa phương được đánh giá là phải chịu ảnh hưởng từ dịch viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV). Tuy nhiên Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, không nên quá lo ngại và hiện các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang gấp rút tìm thị trường mới để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong năm nay.

Tác động trong ngắn hạn

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản trong tháng 1/2020 chỉ đạt khoảng 644 triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do tháng 1 rơi vào thời điểm nghỉ Tết, đồng thời dịch nCoV bùng phát tại Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu tôm, cá tra của các doanh nghiệp sang nước này.

Tăng cường chế biến sâu, đảm bảo chất lượng và mở rộng tiếp cận thị trường mới sẽ giúp ngành thủy sản ứng biến trước các khó khăn mới

Doanh nghiệp tại các địa phương như Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang… cho biết, đang phải hoạt động cầm chừng vì thiếu đầu ra. Bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty Thủy sản Sông Tiền - SOTICO (tỉnh Tiền Giang) - chia sẻ, sản xuất tại nhà máy chế biến cá tra của doanh nghiệp này đang hoạt động cầm chừng vì phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc, trong khi đó các thị trường tại EU lại nhập khẩu với giá thấp phân nửa so với thời điểm năm 2019 (chỉ khoảng trên 10 cent/kg cá tra phi lê). Do đó, doanh nghiệp chưa dám đàm phán hợp đồng mới mà chỉ sản xuất theo các đơn hàng đã ký trước tết.

Tại Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Thậm - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang - cho biết, nhiều doanh nghiệp thủy sản của tỉnh đang khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Trước tình hình này Sở đã cấp tốc làm việc với doanh nghiệp để tìm hướng giải quyết qua kích cầu ở nội địa và xúc tiến tìm thị trường mới, đặc biệt là những thị trường mà Việt Nam đã ký kết các FTA gần đây.

Tương tự, Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết, các doanh nghiệp thủy sản tỉnh này cũng đang nỗ lực tìm hướng tiêu thụ cho các sản phẩm thủy sản chế biến thông qua xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu ở các thị trường nước ngoài.

Không quá quan ngoại?

Dù xuất khẩu thủy sản đang bị tác động lớn song ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP - nhận định, ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc với thủy sản chỉ trong ngắn hạn và không đáng lo.

Phân tích cụ thể, ông Hòe cho biết, trước Tết Nguyên đán, hầu hết doanh nghiệp trong ngành thủy sản đã hoàn tất các đơn hàng lớn, gối đầu qua tháng 1/2020 và thông thường thì sau Tết việc xuất khẩu vẫn chưa nhiều, phải cuối tháng 3 các đơn hàng mới sôi động trở lại. Hiện tại, hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn làm từ các đơn hàng cũ và việc xuất khẩu qua các thị trường khác như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… vẫn ổn định, không chịu tác động gì từ dịch này.

“Hiện tại chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin nào của doanh nghiệp phản ánh cụ thể những khó khăn trong xuất khẩu. Tuy nhiên chúng tôi đang khảo sát các doanh nghiệp để tổng hợp tình hình rồi có hướng giải quyết cụ thể, phù hợp” - ông Hòe cho biết.

Năm 2020, theo Tổng cục Thủy sản, ngành này đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt 8,2 triệu tấn, tăng 0,6% so với ước thực hiện năm 2019. Trong đó, sản lượng cá tra đạt 1,42 triệu tấn, sản lượng tôm các loại đạt 850.000 tấn (tăng 3,7% so với năm 2019), kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2019.

Dù ở hiện tại có những tác động nhất định từ ảnh hưởng của dịch nCoV song theo đánh giá của VASEP, ngành thủy sản vẫn có những cơ hội nhất định khi nhiều khách hàng chuyển sang dùng đồ hộp thay vì hàng tươi sống. Và đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng đông lạnh, đồ hộp. Đặc biệt, ngày 12/2, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ chính thức được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn. Nếu được phê chuẩn thì EVFTA sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng thủy sản của Việt Nam sang châu Âu trong thời gian tới. Từ đó góp phần giảm áp lực xuất khẩu qua Trung Quốc, giúp ngành đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm nay.

Thùy Dương

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang