• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sóc Trăng – Trọng điểm ngành tôm

Nguồn tin: Vasep, 04/08/2020
Ngày cập nhật: 6/8/2020

Thời điểm này Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi và sản lượng tôm nuôi lớn nhất nước. Bạc Liêu là nơi tập trung các doanh nghiệp (DN) làm tôm giống nhiều nhất. Sóc Trăng là nơi có diện tích nuôi tôm thâm canh nhiều nhất và nhất là có nhiều DN chế biến tôm lớn, trình độ chế biến cao của cả nước lẫn thế giới.

Hiện cả nước có trên 700.000 hecta nuôi tôm và trên trăm DN chế biến tôm. Đa phần tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long; trọng điểm là 3 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Thời điểm này Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi và sản lượng tôm nuôi lớn nhất nước. Bạc Liêu là nơi tập trung các doanh nghiệp (DN) làm tôm giống nhiều nhất, có DN nuôi tôm công nghệ cao quy mô nhất. Sóc Trăng là nơi có diện tích nuôi tôm thâm canh nhiều nhất và nhất là có nhiều DN chế biến tôm lớn, trình độ chế biến cao của cả nước lẫn thế giới.

Nuôi tôm ở đồng bằng bắt đầu những năm 80, bằng cách lấy giống tôm chì, bạc từ bọt các con nước rong, đưa vào láng, trại, đầm, ao, kinh... và giữ lại. Khoảng hai tháng sau theo con nước, xả nước thu tôm. Cỡ tôm lớn nhất 100 con kg. Sau đó, khoảng năm 1990, tôm sú được thả nuôi quảng canh nhiều vùng Cà Mau, Bạc Liêu. Từ năm 1995 vùng Sóc Trăng tập trung nuôi thâm canh tôm sú, xuất hiện “vua tôm” Sáu Cần và khởi đầu cho nhiều “vua” nuôi tôm sau đó! Do tôm nuôi phát triển, các DN chế biến tôm cũng nở rộ, cũng tập trung ba tỉnh trọng điểm này. Vùng Cà Mau có doanh số cao nhất do có lợi thế diện tích nuôi và sản lượng cao nhất.

Năm 2010, tôm thẻ chân trắng được phép nuôi ở đồng bằng. Trước là nuôi thử nghiệm nhưng sau đó là nuôi đại trà. Vùng Sóc Trăng đã nhanh chóng chuyển đổi vật nuôi. Do tôm thẻ nuôi ngắn, rủi ro giảm. Vả lại tôm thẻ phù hợp nuôi thâm canh, là lợi thế của người nuôi vùng Sóc Trăng. Do đó, Sóc Trăng tiếp tục dẫn đầu diện tích nuôi thâm canh tôm thẻ, chiếm trên 50% diện tích nuôi tôm ở đây. Sản lượng nuôi thâm canh cao gấp chục lần nuôi quảng canh. Sản lượng tôm vùng Sóc Trăng qua đó vượt lên trên trăm ngàn tấn. Từ đó, các DN tôm ở Sóc Trăng mở ra ngày càng nhiều.

Một xu thế phân hoá rõ ràng đã và đang diễn ra trong cộng đồng DN tôm thời gian chục năm qua. Các DN nhỏ, vừa và một ít DN lớn đã hụt hơi; các DN mới hình thành gần như đều là DN lớn. Đầu mối DN tôm ở Sóc Trăng tăng lên, đều là DN lớn, trong khi số DN tôm hai tỉnh còn lại có xu hướng giảm, số giảm tập trung DN nhỏ và vừa.

Tuy Sóc Trăng cũng có DN lớn đã không tồn tại như Phương Nam hay các DN lớn đã giảm quy mô như Kim Anh, Út Xi... nhưng trong thời gian qua khá nhiều DN mới hình thành hoặc DN cũ mở rộng quy mô. Kể ra hiện nay có Stapimex, Sao Ta, Cleanfood, Taika, Út Xi, Khánh Sủng, Thái Tân, Thái Hoà. Sắp tới có Kim Anh (đang tái hoạt động), Tam An (DN mới)... Quy mô sản lượng mỗi DN là trăm triệu USD! Như Stapimex năm nay doanh số trên 300 triệu USD, Sao Ta gần 200 triệu USD, Cleanfood và Taika có thể đạt trăm triệu USD.

Minh chứng xu thế ổn định và phát triển công nghiệp chế biến tôm Sóc Trăng là 6 tháng đầu năm doanh số chung tăng trưởng khoảng 15%, gấp nhiều lần hơn so số trung bình toàn ngành.

Nuôi tôm thâm canh vùng Sóc Trăng đang xu thế phát triển. Xu thế nuôi ao bạt lót đáy đang diễn ra khá rầm rộ. Nhất là vũng nuôi của các DN chế biến, đi đầu là vùng nuôi của Sao Ta, Cleanfood, Stapimex. Các DN chế biến đều là DN có khả năng chế biến hàng giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao so một số DN bạn ngoài tỉnh và một số nước. Do vậy, tuy chịu cạnh tranh nội bộ mạnh mẽ về nguyên liệu, lao động vì đa phần nhà máy chế biến tôm chung trong khu công nghiệp, nhưng hầu hết các DN này đều có tốc độ tăng trưởng dương. Điểm đáng khen là các CEO các DN tôm đều còn trong độ tuổi sung sức, có trình độ chuyên môn… Tình hình tốt đẹp này, trong vài năm tới kim ngạch xuất khẩu tôm Sóc Trăng sẽ không thua kém Cà Mau. Về lâu dài Sóc Trăng sẽ vượt qua.

Với những thế mạnh và thành quả đang có cũng như xu thế tương lai, Sóc Trăng là tỉnh trọng điểm tôm cả nước là trong tầm tay. Với vị trí, vai trò đó Sóc Trăng sẽ trở thành một điểm tựa mạnh mẽ, một xung lực để thúc đầy toàn ngành tôm đạt thành quả cao nhất, có tốc độ tăng trưởng sẽ hơn hẳn thời gian qua.

TS.Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang