• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghịch lý xuất khẩu tôm: Thị trường cần tôm nhỏ, DN thích sản xuất tôm lớn

Nguồn tin: Lao Động, 11/05/2020
Ngày cập nhật: 12/5/2020

Người tiêu dùng cần tôm cỡ nhỏ, người nuôi thích tôm lớn (ảnh Nhật Hồ)

Đó là nghịch lý được các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đưa ra tại hội nghị tổng kết ngành nuôi tôm nước lợ năm 2019 triển khai nhiệm vụ năm 2020 vừa được tổ chức tại Sóc Trăng. Ngành tôm sau COVID-19 sẽ phục hồi, nhưng sẽ phát triển mạnh nếu tính toán đến thị trường tiêu thụ.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thuỷ sản Minh Phú cho rằng hiện tại người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu tôm của Việt Nam đang có xu hướng “ăn tôm nhỏ”.

Lý do, vừa hợp túi tiền, vừa hợp khẩu vị. Trong khi đó, các quy trình nuôi, những người hướng dẫn cho người nuôi chăm chăm đến con tôm lớn, đúng cỡ.

Ông Quang nhận định: “Hiện tại tôm sú càng lớn, giá càng giảm, trong khi tôm cỡ 70 con/kg, hay 50 con/kg giá bằng với 30 con/kg nhưng doanh nghiệp không dám ký hợp đồng vì gom không đủ loại này để xuất khẩu”.

Dự đoán thị trường xuất khẩu tôm nước lợ năm 2020 sẽ đạt 3,5 tỉ USD. Tuy nhiên, theo ông Quang, nếu biết chú trọng đến người tiêu dùng thì giá trị xuất khẩu sẽ cao hơn.

Ông Võ Quan Huy, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh, tỉnh Sóc Trăng lý giải: “Tâm lý của người nuôi là thích tôm lớn vì bán được số ký nhiều. Tuy nhiên, theo tính toán của chúng tôi để con tôm từ 70 con/kg lên 30 con/kg cần một lượng thức ăn rất lớn; điều kiện môi trường nuôi cũng khắt khe. Tính toán cụ thể, nếu giá 70 con/kg bằng với giá 30 con/kg thì mắc gì nuôi đến 30 con/kg để vừa lâu vừa tốn thức ăn, vừa thấp thỏm lo âu”.

Dự đoán thị trường xuất khẩu tôm rất khả quan trong những tháng cuối năm 2020 do dịch bệnh COVID-19 đã giảm; mặt hàng tôm dễ tiêu thụ nhất là ở phân khúc bình dân.

Trả lời báo chí bên hành lang hội nghị tổng kết ngành tôm nước lợ năm 2019, kế hoạch phát triển năm 2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đồng tình với việc sản xuất phải chú trọng đến thị trường tiêu thụ.

Ông Cường lưu ý: “Chúng ta còn một thị trường 90 triệu dân trong nước và rất nhiều khách du lịch đến Việt Nam hàng năm. Đây là thị trường rất tiềm năng mà lâu nay các doanh nghiệp chưa khai thác một cách hiệu quả”.

Con tôm nước lợ Việt Nam chắc chắn sẽ phục hồi sau hạn mặn và COVID-19. Nếu chú trọng đến thị trường giá trị kinh tế mang lại sẽ không dừng lại ở con số 3,5 tỉ USD.

NHẬT HỒ

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang