• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhiều hoạt động phát triển sản phẩm OCOP

Nguồn tin:  Báo Đồng Khởi, 20/12/2019
Ngày cập nhật: 22/12/2019

Bến Tre là tỉnh được các bộ, ngành Trung ương chọn làm điểm đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long để triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Ðến nay, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động và đạt được kết quả bước đầu khá nổi bật.

Đại biểu tham quan, mua sắm nhân dịp công bố điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại Bến Tre.

Hiệu quả bước đầu

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - One commune one product (viết tắt là OCOP) tại Việt Nam, được khởi xướng đầu tiên tại tỉnh Quảng Ninh từ năm 2013. Ðây được xem là một trong những chương trình phát triển kinh tế quan trọng của cả nước, là động lực giúp phát triển kinh tế nông thôn, phục vụ có hiệu quả cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Nhận được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương khi chọn Bến Tre là một trong những tỉnh để chỉ đạo điểm triển khai thực hiện chương trình, tỉnh Bến Tre tiến hành xây dựng và triển khai Ðề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018 - 2020, định hướng 2030 (gọi tắt là Chương trình OCOP Bến Tre) trên cơ sở học hỏi mô hình của Quảng Ninh và các văn bản hướng dẫn của Trung ương.

Chương trình OCOP tỉnh tập trung phát huy thế mạnh của sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương trên cơ sở chuyển đổi các nhóm hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tự phát sang hình thức liên kết tập thể, sản xuất tập trung vào sản phẩm có lợi thế của địa phương. Từ đó, tạo ra được nhiều sản phẩm thương hiệu, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới bền vững.

Trong năm 2019, tỉnh đã tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP lần 1, kết quả đã công nhận 45 sản phẩm của 15 chủ thể đạt từ 3 sao trở lên trong đó có 31 sản phẩm đạt 4 sao; 14 sản phẩm đạt 3 sao. Từ ngày 6 đến 10-6-2019, UBND tỉnh đã phối hợp với Văn phòng Ðiều phối xây dựng nông thôn mới Trung ương tổ chức thành công Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh năm 2019. Hội chợ có 355 gian hàng của hơn 300 doanh nghiệp từ 25 tỉnh, thành tham gia trưng bày, thu hút khoảng 55 ngàn lượt khách tham quan và mua sắm, doanh thu đạt trên 15 tỷ đồng.

Khai thác tiềm năng

Tỉnh đã chọn xây dựng và phát triển 8 chuỗi giá trị sản phẩm nông sản chủ lực giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Theo đó, 8 chuỗi giá trị sản phẩm nông sản chủ lực được lựa chọn là những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, gồm: bưởi da xanh, dừa, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, heo, bò và tôm biển. Ðây là nhóm nông sản có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh nhà.

Tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có khoảng 72.022ha dừa với sản lượng 612,5 triệu trái. Diện tích cây ăn trái khoảng 28.700ha, sản lượng 321.715 tấn, chủ yếu là các loại cây đặc sản như bưởi da xanh (trên 5.000ha), chôm chôm (trên 5.500ha), nhãn (trên 4.000ha)… Diện tích trồng cây hoa kiểng khoảng 730ha. Riêng đối với nuôi tôm biển (nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng chiếm ưu thế hơn so với nuôi tôm sú) đã hình thành các vùng nuôi tập trung chuyên canh, thâm canh tại 3 huyện biển Bình Ðại, Ba Tri và Thạnh Phú. Ðể xây dựng và phát triển 8 chuỗi giá trị sản phẩm nông sản chủ lực thành công, tỉnh đang xây dựng thương hiệu, hoàn thiện chuỗi và hình thành ít nhất một hợp tác xã kiểu mới tiêu biểu cho mỗi nông sản tham gia chuỗi giá trị; riêng đối với sản phẩm dừa, tỉnh sẽ xây dựng thương hiệu “sản phẩm mạnh” và hình thành ít nhất 2 hợp tác xã dừa trên địa bàn.

Sự đa dạng, phong phú sản phẩm nông nghiệp đặc sản của địa phương đã tạo nền tảng thuận lợi cho tỉnh phát triển du lịch gắn với nông nghiệp. Số lượng khách du lịch đến tỉnh ngày càng tăng, những năm qua khách du lịch tăng bình quân 14% (trong đó khách quốc tế tăng bình quân 16,5%). Tổng thu từ khách du lịch tăng bình quân 24%, kéo theo tiêu dùng địa phương tăng và đóng góp lớn vào nguồn thu của tỉnh.

Giám đốc Sở Công Thương Châu Văn Bình cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục khai thác, phát triển mạnh mẽ lợi thế sẵn có, trong đó là những lợi thế về tài nguyên bản địa để thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP.

Bài, ảnh: C. Trúc

Các tin mới:

 

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang